ClockChủ Nhật, 24/03/2019 20:39

Đông Nam Á sử dụng công nghệ để giải quyết gánh nặng giao thông

TTH - Thông tin trên tờ The ASEAN Post ngày 24/3, tình hình giao thông ở Đông Nam Á vẫn luôn nổi cộm rất nhiều vấn đề. Bất chấp việc một số quốc gia đã triển khai nhiều biện pháp giải quyết tình trạng tắt nghẽn như Việt Nam sẽ cấm xe máy vào năm 2030, hay Singapore tăng giá thu phí cầu đường và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhằm giảm số lượng người mua xe hơi, song tình hình giao thông trong khu vực vẫn còn nhiều bất cập, cần sự trợ giúp của một phương pháp khác.

ASEAN và tiến trình xây dựng các thành phố thông minhBàn giải pháp giúp xã Hồng Trung, huyện A Lưới giảm nghèoNhật Bản hỗ trợ cho sự phát triển công bằng ở ASEAN

 

Kẹt xe, tắc đường là một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với giao thông Đông Nam Á. Ảnh: The ASEAN Post

Theo đó, các công ty và nhà phát triển công nghệ không ngừng tìm kiếm cơ hội để đưa ra các giải pháp mới, hỗ trợ chính phủ và chủ các phương tiện. Việc sử dụng trí thông minh nhân tạo (Al) và điện toán đám mây đã và đang tạo nên làn sóng mới trong khu vực. Do đó, hiện đang có rất nhiều doanh nghiệp bày tỏ sự kỳ vọng về công nghệ mới này để giải quyết các vấn đề về giao thông.

Công nghệ hoạt động như thế nào với giao thông Đông Nam Á

Với việc sử dụng điện toán đám mây, trí thông minh nhân tạo và khả năng xử lý dữ liệu, phân luồng phương tiện và điều khiển tín hiệu đèn báo có thể được tối ưu hóa bằng cách tính toán thời gian phương tiện di chuyển đến các giao lộ. Ngoài ra, công nghệ cao cũng có thể tạo ra các bản tóm tắt dữ liệu cụ thể, chẳng hạn như thống kê lưu lượng và tốc độ lưu thông trên các làn đường nhất định; từ đó tạo điều kiện tốt nhất để triển khai các nhiệm vụ quan trọng khác, bao gồm phát hiện sự cố và tai nạn bất ngờ.

Thêm vào đó, các chương trình như City Brain - một hệ thống quản lý giao thông sử dụng dữ liệu lớn, Al và điện toán đám mây để giúp các thành phố quản lý nhu cầu giao thông đô thị có thể sẽ được kết nối với nhiều hệ thống quản lý đô thị khác như cứu thương, điều phối khẩn cấp và quản lý, điều khiển đèn báo hiệu giao thông... Bằng cách tích hợp và phân tích dữ liệu về thời gian thực được tạo ra từ các hệ thống này, các luồng giao thông đô thị có thể được tối ưu hóa, hỗ trợ ưu tiên cho các hoạt động khẩn cấp và các phương tiện chuyên thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp. Đơn cử: xác định tuyến đường nhanh nhất cho xe cứu thương đến địa điểm làm nhiệm vụ trong thời gian sớm nhất.

Bên cạnh việc quản lý lưu lượng xe, với sự góp sức của trí thông minh nhân tạo, điện toán đám mây cũng đang hiện thực hóa khả năng lưu thông của xe không người lái trong khu vực. Trong một diễn biến có liên quan, Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey khẳng định trong một báo cáo, các công cụ như City Brain có thể hỗ trợ giảm 8% - 10% tỷ lệ tử vong, tăng thời gian phản ứng với trường hợp khẩn cấp lên từ 20% - 35%, rút ngắn thời gian đi lại trung bình từ 15% - 20%. Các công cụ hỗ trợ thông minh này cũng giúp giảm 10% - 15% lượng khí thải nhà kính (GHG).

Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, một khi các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á triển khai áp dụng, triển vọng về một Đông Nam Á trở thành người dẫn đầu trong không gian thành phố thông minh sẽ rất sáng sủa và đầy hứa hẹn, các chuyên gia khẳng định.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top