ClockThứ Bảy, 29/09/2018 14:51

Đông Nam Á có thể đạt mức tăng trưởng 5 nghìn tỷ USD

TTH.VN - Đông Nam Á là khu vực có gần 1/2 động lực thúc đẩy tăng trưởng lớn nhất trong nửa thế kỷ qua. Để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư, khu vực sẽ phải thực hiện những bước đi đúng đắn giữa công nghệ, giáo dục và cơ sở hạ tầng, theo bà Diaan-Yi Lin, một đối tác cấp cao của công ty tư vấn McKinsey & Co.

Đông Nam Á nỗ lực chống chủ nghĩa khủng bốASEAN: Việc làm đứng trước thách thức từ trí tuệ nhân tạoWEF ASEAN: Các nước tìm cách ứng phó với chiến tranh thương mạiThị trường xây dựng Đông Nam Á tăng trưởng mạnhASEAN: Kinh tế kỹ thuật số trong SMEs thúc đẩy GDP lên tới 1 nghìn tỷ USDASEAN tăng cường FTA để tránh căng thẳng thương mại

Bến cảng Tanjong Pagar ở Singapore. Ảnh: AFP

Trong số 71 nền kinh tế đang phát triển trong nửa thế kỷ qua, 18 nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng lớn, với 8 nền kinh tế trong số đó nằm ở khu vực Đông Nam Á, một báo cáo tháng 9 của McKinsey cho thấy.

Đáng chú ý, cùng sự kết hợp chính sách phù hợp, các nền kinh tế này có thể tăng gấp đôi tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lên gần 5 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới, tương đương khoảng 5% nền kinh tế toàn cầu.

Theo bà Lin, các quốc gia “CLMV” gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam tăng trưởng hơn 5% trong 2 thập kỷ tính đến năm 2016, trong khi các quốc gia khác gồm Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia tăng tốc khoảng 3,5% trong khoảng thời gian 50 năm kể từ năm 1965.

Động lực và thách thức

Bà Lin cho rằng, có 2 yếu tố giúp củng cố nền kinh tế của khu vực kể từ năm 1965. Đầu tiên, và quan trọng hơn cả, là việc tích lũy vốn - tiết kiệm trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). "Đó là cơ sở của năng suất và chu kỳ tăng trưởng, bạn có thể đầu tư, đầu tư dẫn đến thu nhập, và cho phép đầu tư thêm, cho phép sự đổi mới”, bà nói thêm.

Yếu tố thứ hai chính là vai trò của các công ty lớn, những công ty có doanh thu hơn 500 triệu USD.

Tuy nhiên, các nền kinh tế đang bùng nổ ở khu vực Đông Nam Á phải đối mặt với 3 thách thức chính trong việc duy trì những con số tăng trưởng ấn tượng này. Đó là cách các nền kinh tế áp dụng công nghệ ngày nay tốt như thế nào, đồng thời đòi hỏi sự chú trọng lớn hơn vào giáo dục đối với khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học (STEM), cũng như trong các chương trình tái đào tạo người lao động.

Bên cạnh đó, các nền kinh tế cũng sẽ phải giải quyết một “nguồn lực lượng lao động mới”, khi việc tăng năng suất sẽ trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là ở các nền kinh tế như Thái Lan và Singapore, nơi sự già hóa đang phổ biến.

Cuối cùng là nhu cầu lớn về cơ sở hạ tầng ở khu vực Đông Nam Á, khi hầu hết mọi người đều cần thêm đường, sân bay, lưới điện, nước và cảng.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Bloomberg)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á

Nắng nóng cực đoan xảy ra trên nhiều khu vực ở Nam và Đông Nam Á, khiến các trường học trên khắp Philippines phải tạm dừng các lớp học, trong khi cảnh báo nắng nóng được đưa ra ở thủ đô của Thái Lan.

Nắng nóng cực đoan bao trùm Đông Nam Á
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top