ClockThứ Năm, 21/07/2016 14:10

164 tỷ đồng đầu tư cho giáo dục

TTH - Với gần 600 ngôi trường, hệ thống cơ sở vật chất (CSVC) của giáo dục Thừa Thiên Huế được xem là phát triển mạnh mẽ. Thế nhưng, vẫn còn đó những nỗi lo.

“Chững” lại

Bên cạnh sự phát triển nhanh về số trường lớp, CSVC của hệ thống nhìn chung chưa  đáp ứng nhu cầu của giáo dục hiện đại. Nguyên nhân đáng nói là số học sinh dần dần đi vào ổn định, nhu cầu về CSVC đủ chỗ ngồi như trước không còn. Thế nhưng, nhu cầu về điều kiện dạy và học trong môi trường thân thiện, hiện đại lại đòi hỏi cao về chất lượng. Nếu trước đây hàng năm giáo dục được đầu tư hàng vài trăm tỷ từ ngân sách và hàng chục tỷ từ các nguồn xã hội hoá cho một năm tài chính và hè về là “rộ mùa xây dựng trường”, thì nay, vốn đầu tư CSVC giáo dục đang chững lại, do nguồn vốn từ ngân sách giảm, nguồn xã hội hoá không có đầu tư lớn.

Công trình chỉnh trang, nâng cấp ở Trường THPT Nguyễn Huệ

Hệ thống CSVC dày dặn phát triển theo nhu cầu cấp thời trước đây, giờ đã xuất hiện tình trạng lãng phí về CSVC và nguồn nhân lực. Nhiều ngôi trường không đủ số học sinh so với quy mô, lớp học sĩ số thấp nhưng lại “trắng” thiết bị, khả năng nhập chung khó… phần nào đó đã tạo ra sự khấp khểnh về điều kiện cơ sở vật chất dành cho giáo dục. Nhiều đơn vị như thị xã Hương Trà, lộ trình đạt chuẩn chững lại cũng do không đảm bảo CSVC. Ở Phú Lộc, ngoài có nhiều điểm lẻ, còn có những trường xây xong nhưng do học sinh ít nên để không như Trường tiểu học ở thôn Phước Trạch (Lộc An). Ở Phú Vang có 4 phân hiệu phải ghép thành 2 như Tiểu học Vinh Xuân 1, Vinh Xuân 2 ghép thành Trường tiểu học Vinh Xuân. Mầm non Phú Thuận 1, Mầm non Phú Thuận 2 ghép thành Trường Mầm non Phú Thuận… nhưng không phải địa phương nào việc ghép trường cũng dễ, vì khi thuận cho việc đầu tư CSVC thì lại dôi ra  bộ máy hành chính. 

Ở bậc tiểu học, huyện Nam Đông hiện 100% trường tổ chức học 2 buổi/ ngày, vậy nhưng ở Huế, Phong Điền, Phú Vang… tỷ lệ này lại khá thấp. Việc trường xây rồi để không, hoặc phải chuyển đổi mục đích sử dụng hoặc sử dụng không hết công suất xuất hiện, nhưng không thể phối hợp tận dụng vì nhiều lý do, trong đó có sự manh mún của giai đoạn tách trường trước đây.

Tiến sĩ Phạm Văn Hùng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho rằng, hệ thống CSVC trường lớp hiện nay vẫn đảm bảo cho bộ máy vận hành, còn việc hướng tới một nền giáo dục hiện đại thì vấn đề lại khác. Chúng ta còn quá nhiều việc phải làm, trong đó việc hoàn thiện CSVC là một trong những yếu tố quan trọng. Nhìn từ toàn cục, bức tranh CSVC của ngành vẫn thiếu tính hiện đại. Khu vực thành phố, do lúng túng quỹ đất, hàng loạt trường không thể đạt chuẩn vì thiếu điều kiện CSVC hoặc CSVC vá víu. Ở nông thôn có quỹ đất nhưng kinh phí đầu tư lớn không có, việc chuyển đổi hạ tầng gặp khó khăn.

Không chủ động

Đầu tư CSVC của giáo dục hiện hoàn toàn không do ngành chủ động là một trong những nguyên nhân khiến đầu tư không kịp thời. Hè 2016, khi hỏi về tiến độ xây dựng bổ sung cho CSVC trường lớp học, từ lãnh đạo sở đến các phòng GD&ĐT đều trả lời các công trình xây dựng do bên chính quyền nắm... Cũng do “chìa khoá trao tay”, nhiều công trình thực sự không đáp ứng được nhu cầu cần thiết.

Theo số liệu từ Sở GD&ĐT, năm 2016 tổng vốn đầu tư cho sửa chữa, xây dựng mới của toàn ngành là 125 tỷ đồng. Ngoài Trường THPT Nguyễn Huệ được đầu tư lớn, số tiền này chỉ có thể dùng để góp phần tiếp tục đầu tư sửa chữa nhỏ chứ không có đầu tư xây dựng lớn. Sau dịp hè, sẽ có 95 phòng học, phòng  chức năng được đưa vào sử dụng. Ngoài ra, ngân sách tỉnh còn cấp 10 tỷ đồng để tăng cường, bổ sung trang thiết bị cho cả bốn bậc học (mầm non, tiểu học, THCS, THPT), đặc biệt ưu tiên cho mầm non. Như vậy đến thời điểm này, kinh phí cho năm 2016 đã hết.

Trên cơ sở quy hoạch mạng lưới và điều tra của UBND tỉnh, năm 2017 ngành GD & ĐT sẽ được đầu tư 141 tỷ để đầu tư sửa chữa 27 trường học đã và đang xuống cấp. Tuy nhiên, do sự cố sụt lún, xuống cấp trầm trọng tại hai trường THPT Thuận An và THCS Lăng Cô, vừa qua UBND tỉnh chỉ đạo ứng trước vốn xây dựng năm 2017 của giáo dục để đầu tư sửa chữa, xây mới hai trường trên với tổng kinh phí là 29 tỷ đồng (gồm 10 tỷ để xây nhà học cho Trường THCS Lăng Cô và 19 tỷ cho nhà học Trường THPT Thuận An). Cũng có nghĩa là tuy năm 2017 chưa tới, nhưng ngân sách của 2017 đã phải ứng trước gần 30% (29/141 tỷ đồng) để bảo đảm năm học mới không có tình trạng thiếu phòng học. Cũng có nghĩa là trong năm tài chính 2016, cùng với 10 tỷ đồng cho trang thiết bị, tỉnh đã chi 154 tỷ đồng bổ sung cho CSVC của giáo dục.

Bài, ảnh: Hương Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp

Mô hình Hội đồng giáo dục nghề nghiệp (GDNN) cấp tỉnh ra đời mới đây được kỳ vọng là “lời giải” cho bài toán tuyển sinh - tuyển dụng, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động (LĐ).

Gắn kết chặt chẽ “ba nhà” trong giáo dục nghề nghiệp
"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top