Một khoảnh rừng bị chặt phá ở khu vực Tây Amazon, Brazil. Ảnh minh họa: AFP/ TTXVN

Cụ thể, báo cáo “Tình trạng tài chính cho thiên nhiên” kêu gọi tăng quy mô tài trợ từ mức hiện tại là 133 tỷ USD lên tổng mức đầu tư là 8,1 nghìn tỷ USD vào năm 2050.

Bà Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) cho hay, mất đa dạng sinh học đang khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại 10% sản lượng mỗi năm. “Nếu chúng ta không cung cấp đủ tài chính cho các giải pháp dựa trên thiên nhiên, chúng ta sẽ làm ảnh hưởng đến năng lực của các quốc gia để đạt được tiến bộ trên những lĩnh vực quan trọng khác như: giáo dục, y tế và việc làm. Nếu chúng ta không cứu lấy thiên nhiên ngay bây giờ, chúng ta sẽ không thể đạt được sự phát triển bền vững”, bà Inger Andersen nói thêm.

Được biết, UNEP đã thực hiện báo cáo nói trên cùng với Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) và Sáng kiến ​​Kinh tế về Suy thoái Đất đai (ELD), một sáng kiến toàn cầu do Cơ quan Phát triển Đức (GIZ) phối hợp với Hãng tư vấn Vivid Economics chủ trì.

Bên cạnh đó, các đối tác kêu gọi các Chính phủ, tổ chức tài chính và doanh nghiệp đặt thiên nhiên vào trung tâm của quá trình ra quyết định kinh tế trong tương lai. Điều này đòi hỏi phải xây dựng lại một cách bền vững hơn từ đại dịch COVID-19; cũng như những biện pháp khác, chẳng hạn như định hướng lại các khoản trợ cấp cho nông nghiệp và nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tạo ra động lực về kinh tế và quy định khác.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ UN News)