Đề tài góp phần ổn định cho những công trình trọng điểm quốc gia đi qua địa bàn xã Phong Xuân (Phong Điền)

Đề tài do Trường đại học Khoa học Huế chủ trì và TS. Trần Hữu Tuyên chủ nhiệm thực hiên từ năm 2020. Với thời gian hơn 1 năm, nhóm thực hiện đề tài đã dùng phương pháp phân tích cấu trúc địa chất, thăm dò địa vật lý,khoan khảo sát địa chất... để xác định kích thước hố sụt karst, các hang động ngầm trong phạm vi nghiên cứu và vùng có nguy cơ sụt lún tại xã Phong Xuân, đặc biệt ở thôn Xuân Điền Lộc và Xuân Lộc.

Theo đề tài nghi nhận, từ tháng 6/2014, hiện tượng sụt lún mặt đất với sự hình thành hàng loạt các hố sụt karst xảy ra trên diện tích đất nông nghiệp gây nên hiện tượng mất nước ở các thôn nói trên và hiện tượng sụt đất không ngừng mở rộng. Dù kích thước hố sụt không lớn, nhỏ hơn 0,6m với số lượng khoảng 6 hố sụt và nhưng xuất hiện cạnh nhà dân.

Cuối năm 2020, đầu năm 2021, sau lũ, hiện tượng sụt lở gia tăng gần 78 hố... Nguyên nhân chính của hiện tượng này đất đá bị karst hóa mạnh, có nhiều hang, khe rãnh, các đới dập vỡ trong cấu tạo tầng đá gốc, tầng phũ mỏng đã đóng vai trò làm nền, môi trường cho quá trình sụt lở; hiện tượng co ngót, hình thành các khe nứt trong tầng phũ trong những năm khô hạn; những rung chấn của hoạt động nổ mìn của Công ty Cổ phần Xi măng Đồng Lâm trong những năm đầu mở moong khai thác...  

Đề tài đề xuất các giải pháp phòng tránh, trước hết là tập huấn về dấu hiệu nhận biết vùng có nguy cơ sạt lở đất cho cán bộ, người dân; di dời các nhà dân nằm cạnh các dị thường karst lớn; giảm vận tốc rung chấn khi nổ mìn ở các khu vực biên khai thác, hạn chế lượng nước chảy vào moong khai thác bằng cách quan trắc lượng nước, lượng bùn cát chảy vào moong, đánh giá chi tiết nứt nẻ, hang hốc karst dọc theo các tuyến đê bao...

Tin, ảnh: Song Minh