Mặc dù có sự giảm sút rõ rệt sau vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD 981 trái phép trên vùng biển Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam vẫn đứng ở vị trí số một.
Các hoạt động chủ yếu mới chỉ giới thiệu chúng chung mang tính hình thức
Trước tình hình này, ngành du lịch Việt Nam đã liên tục kêu gọi các doanh nghiệp lữ hành chuyền hướng tìm thị trường mới. Tuy nhiên, cho đến nay nhìn vào con số thống kê xem ra những mong muốn của người quản lý vẫn chưa được như mong đợi.
Theo công bố của Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến nước ta trong tháng 1 ước đạt 700,7 nghìn lượt người, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước. Số liệu ước tính của Tổng cục Thống kê, trong tháng 01/2015 đã có 700.692 lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Sự giảm sút và trì trệ của một số thị trường nói tiếng Hoa như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông gần đây cho thấy vẫn chịu những tác động nhất định từ những diễn biến căng thẳng sau khi Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan dầu khí trong vùng biển của Việt Nam hồi tháng 5/2014. Bên cạnh đó, những khó khăn của nền kinh tế Nga với sự mất giá liên tục của đồng Rúp trong thời gian qua đã tác động rõ rệt tới dòng khách Nga đến Việt Nam.
Có thể nói, hai thị trường trọng điểm là Trung Quốc và Nga bị chững lại với những biến cố chủ quan khiến ngành du lịch Việt Nam trở tay không kịp. Tháng 10 vừa qua, Nga - thị trường luôn tăng trưởng cao và ổn định trong thời gian qua, đã sụt giảm đến 32% so với cùng kỳ năm ngoái.
Điều khiến ngành du lịch Việt Nam “dễ ốm” bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân đầu tiên là sức cạnh tranh của doanh nghiệp chúng ta còn quá yếu.
Một số công ty lữ hành và khách sạn quốc tế cho hay cho đến nay tình hình du lịch chung vẫn đang rất khó khăn. Công suất phòng của một số khách sạn lớn ở các địa phương trọng điểm vẫn thấp. Lượng khách quốc tế tại một số điểm du lịch lớn đang có dấu hiệu sụt giảm mạnh. Nhiều hợp đồng với các đối tác truyền thống vẫn chưa được nối lại. Gần đây nhất vào tháng trước, hai doanh nghiệp chuyên đưa khách du lịch Nga đến Việt Nam nhiều nhất hiện nay vừa quyết định tạm ngừng những chuyến bay thuê bao đưa khách Nga đến TPHCM và Phú Quốc.
Hai sự cố này càng khẳng định du lịch Việt Nam không thể dựa vào một, hai thị trường, cũng không thể chạy theo sự phát triển nóng của một thị trường nào đó. Các công ty chuyên đón khách Nga sẽ gặp khó khăn. Riêng những địa phương Nha Trang, Phan Thiết, Phú Quốc sẽ lâm vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng.
Theo các chuyên gia trong ngành du lịch điều khiến ngành du lịch Việt Nam “dễ ốm” bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân đầu tiên là sức cạnh tranh của doanh nghiệp chúng ta còn quá yếu. Doanh nghiệp du lịch Việt Nam chủ yếu vẫn ở dạng nhỏ và vừa, thậm chí rất nhỏ nên không đủ sức cạnh tranh, thậm chí bị nhiều doanh nghiệp đối tác ép giá.
Điều nữa là công tác xúc tiến quảng bá của ta vẫn mang tính nghiệp dư, thiếu kinh phí, thậm chí đầu tư dàn trải, không có trọng tâm đặc biệt có rất nhiều sự kiện chỉ mang tính hình thức chung chung. Các hoạt động chủ yếu mới chỉ giới thiệu chúng chung mang tính hình thức. Ngoài ra, vấn đề phí thị, phí tham quan và môi trường du lịch tại Việt Nam cũng là một rào cản không nhỏ, khiến nhiều du khách quay đầu với du lịch Việt Nam
Có thể nói, ngoài thị trường lớn nhất là Trung Quốc, Nga đang bị sụt giảm mạnh và chưa có tín hiệu hồi phục thì những thị trường lớn khác của ngành du lịch như Nhật Bản, Mỹ...cũng đang tăng trưởng chậm lại. Trong khi đó, những thị trường nhỏ hơn và một số thị trường gần cũng chưa có sự bức phá mạnh mẽ chỉ tăng vài phần trăm.