Giao dịch tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh gắn với phòng chống dịch COVID-19
Theo đó, đối với mục tiêu ứng dụng CNTT, phát triển Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, phấn đấu đạt 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; 30% dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện TTHC; 90% DVCTT xử lý bằng hồ sơ điện tử; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng...
Đối với mục tiêu ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp hướng đến xây dựng thành phố thông minh, phấn đấu đạt 100% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất trên tất cả các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền...
Đối với mục tiêu phát triển hạ tầng CNTT và an toàn thông tin, phấn đấu đạt 100% tỷ lệ phần mềm quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông qua Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử. 100% tỷ lệ cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh tới cấp huyện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
Ngoài ra, kế hoạch cũng đề ra các nội dung về xây dựng chính quyền số, xây dựng kinh tế số và xây dựng xã hội số.
Tin, ảnh: Thái Bình