Kinh doanh xăng dầu là hoạt động sử dụng phương tiện đo phổ biến
Tính đến năm 2021, toàn tỉnh có khoảng 5.600 DN đang hoạt động sản xuất kinh doanh; trong đó 1.000 DN, cơ sở sản xuất có sử dụng khoảng 800 nghìn phương tiện đo (PTĐ) thuộc diện phải kiểm định và hàng trăm PTĐ cần hiệu chuẩn thuộc các lĩnh vực, như kinh doanh may mặc, phòng thí nghiệm xây dựng, ngành dược phẩm, cân khối lượng các loại...
Ông Nguyễn Kim Tùng, Phó Giám đốc Sở KH&CN đánh giá cao vai trò quản lý của ngành chức năng địa phương thời gian qua. Tuy nhiên, để thích ứng nâng cao năng lực cạnh tranh hội nhập, các DN có hoạt động đo lường cần chuyển đổi số (CĐS). Đây là nhiệm vụ mang tính đột phá, nhưng trước mắt là đối phó với đại dịch COVID-19 và khả năng phục hồi kinh tế-xã hội trong năm 2022.
Nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, đối với DN có hoạt động đo lường những lợi ích dễ nhận biết qua CĐS là tiệm cận được 6 nhóm giải pháp: trải nghiệm số cho khách hàng, xây dựng chiến lược về CĐS, đầu tư hạ tầng công nghệ số, công tác vận hành, CĐS trong văn hóa DN, dữ liệu và tài sản thông tin. DN có hoạt động đo lường CĐS thành công sẽ giúp cắt giảm chi phí, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên…
Qua hội thảo này, nhiều giải pháp đặt ra cho DN có hoạt động đo lường để CĐS. Trước hết ban ngành chức năng địa phương tiếp tục rà soát cơ chế chính sách giúp DN có điều kiện thuận lợi để CĐS, như xã hội hóa, huy động các nguồn lực đầu tư hạ tầng đồng bộ CĐS; đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động về đo lường có khả năng thích ứng hội nhập quốc tế...
Tin, ảnh: Minh Văn