Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:
- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.110.737 ca mắc COVID-19, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 21.386 ca nhiễm).
- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):
+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.104.196 ca, trong đó có 1.794.363 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (512.422), Bình Dương (292.400), Hà Nội (102.715), Đồng Nai (99.581), Tây Ninh (86.790).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: ca/ngày.
- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 133 ca mắc COVID-19 do biến chủng Omicron tại Hà Nội (12), Quảng Nam (27), TP. Hồ Chí Minh (65), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2), Đà Nẵng (8), Khánh Hòa (11), Long An (1), Quảng Ninh (2).
Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh theo dõi, cách ly điều trị bệnh nhân COVID-19 (F0) không triệu chứng, thể nhẹ tại nhà
Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.797.180 ca
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.567 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.082 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 739 ca; Thở máy không xâm lấn: 132 ca; Thở máy xâm lấn: 594 ca; ECMO: 20 ca
Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 157 ca.
- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 36.443 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.
- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 31.776.560 mẫu tương đương 76.629.452 lượt người, tăng 56.954 mẫu so với ngày trước đó.
Tình hình tiêm vaccine phòng COVID-19
Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 173.708.365 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.752.251 liều, tiêm mũi 2 là 73.571.085 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 21.385.029 liều.
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 22/1 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trên toàn cầu đã lên tới 346.431.693 ca, trong đó có 5.601.102 người tử vong. Các nước cũng ghi nhận trên 275.000.000 bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 63 triệu ca và trên 96.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Nhiều nước chứng kiến sự bùng phát của biến chủng mới, như Mỹ, Đức Anh, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ và số ca mắc mới vẫn cao. Ngày 21/1, thế giới có 105 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 86 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì dịch bệnh. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 3.281.268 trường hợp mắc COVID-19 và 8.108 ca tử vong. Mỹ là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 600.000 ca) trong 1 ngày qua, Pháp cũng lần đầu tiên kể từ đầu dịch tới nay chứng kiến trên 400.000 ca/ngày, trong khi Mỹ cũng là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 2.000 ca. Kề từ đầu dịch đến nay, Mỹ tiếp tục là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 trên thế giới với 70.544.862 ca mắc và 883.903 ca tử vong. Tiếp đến là Ấn Độ với 38.566.027 ca mắc và 488.422 ca tử vong; Brazil với 23.588.921 ca mắc và 622.251 ca tử vong. Đến nay tổng số ca bệnh ở khu vực Đông Nam Á đã vượt 16.022.729 trường hợp và 311.569 ca tử vong. |
Bình Phước: Chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm trong phòng, chống dịch COVID-19
UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị chấn chỉnh công tác đấu thầu mua sắm trong phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khẩn trương chủ động rà soát, kịp thời có biện pháp chấn chỉnh công tác đấu thầu, mua sắm và sử dụng thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch Covid-19 theo đúng quy định của pháp luật và tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm khoa học, hiệu quả, tránh lãng phí, thất thoát, tham nhũng, tiêu cực và "lợi ích nhóm", tuyệt đối không để xảy ra vi phạm pháp luật.
Trong quá trình thực hiện, nếu có những khó khăn, vướng mắc thì phải kịp thời tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xử lý, giải quyết.
Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị phải chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung liên quan đến công tác đấu thầu, mua sắm liên quan đến công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị mình theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, UBND tỉnh Bình Phước cũng yêu cầu đẩy mạnh truyền thông, hướng dẫn và giáo dục ý thức tự giác chấp hành các quy định pháp luật, nhất là đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến mua sắm, đấu thầu vật tư, sinh phẩm, thuốc, trang thiết bị y tế. Cần phải đưa tin đầy đủ, công khai kết quả điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan theo quy định, góp phần tạo đồng thuận xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân.
Đẩy mạnh triển khai cách ly, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà trên toàn tỉnh
UBND tỉnh Lào Cai vừa ban hành văn bản về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19 dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 và triển khai điều trị F0 tại nhà trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Đẩy mạnh, tuyên truyền, vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động, người dân tuân thủ nghiêm việc thực hiện 5K; không tập trung đông người để ăn uống, vui chơi trong dịp nghỉ Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Hạn chế di chuyển, đi lại ngoại tỉnh và đến các vùng đang có dịch trong cộng đồng. Trường hợp có việc cần thiết đi ra ngoài tỉnh báo cáo thủ trưởng cơ quan, đơn vị, địa phương, khi trở về phải khai báo y tế và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.
UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo và tổ chức thực hiện rà soát tới tất cả các hộ gia đình trên địa bàn để nắm được số lượng người thân từ ngoại tỉnh về nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 trên địa bàn quản lý.
Tuyên truyền, khuyến khích người dân từ tỉnh ngoài về quê ăn Tết Nguyên đán tại địa phương chủ động khai báo y tế, tự thực hiện xét nghiệm để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng.
Đẩy mạnh triển khai việc cách ly, điều trị F0 thể nhẹ tại nhà trên phạm vi toàn tỉnh theo hướng dẫn của Sở Y tế tỉnh Lào Cai và triển khai Trạm y tế lưu động tại địa phương nơi có F0 điều trị tại nhà đảm bảo mọi người dân đều được tiếp cận với các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa, từ cơ sở.
Theo SK&ĐS