Bệnh khảm lá sắn diễn biến phức tạp trên địa bàn nên cần nghiên cứu tuyển chọn, nhân nhanh ít nhất 2 giống mới kháng bệnh này

Năm 2021, ngành KH&CN đã giao thực hiện đề tài "Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao quy trình quản lý bệnh khảm lá sắn tổng hợp cho tỉnh Thừa Thiên Huế" để đánh giá thực trạng tình hình bệnh khảm lá sắn tại tỉnh, xây dựng được quy trình quản lý bệnh khảm lá sắn tổng hợp. Đề tài mới mà tỉnh đặt hàng giao Viện Di truyền Nông nghiệp thực hiện nhằm mục tiêu chọn được ít nhất 2 giống sắn mới kháng bệnh khảm lá, đạt năng suất từ 30- 35 tấn/ha, phù hợp với điều kiện sản xuất tại tỉnh. Kết quả nghiên cứu phải tạo ra giống sắn mới kháng bệnh khảm lá cung cấp đảm bảo đủ gieo trồng cho 300-500 ha... 

Các ủy viên phản biện Hội đồng KH&CN tham gia đóng góp nhiều ý kiến thiết thực. Trong đó, góp ý đề tài cần nói rõ phương pháp nhân giống; bổ sung phương pháp thí nghiệm, phân tích số liệu kỹ hơn và nội dung quảng bá, truyền thông. Ngoài ra có ý kiến cho rằng nhân giống sắn bằng phương pháp giâm hom có thể đem lại hiệu quả, dễ làm, chi phí thấp và phù hợp hơn so với nuôi cấy mô....

Năm 2021, diện tích trồng sắn toàn tỉnh là 4.200 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Phong Điền, A Lưới, Quảng Điền và TX. Hương Trà. Đến tháng 4/2021, tổng diện tích sắn bị nhiễm bệnh khảm lá hơn 1.003 ha với các giống sắn KM94, KM140. 

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG