Ông Lê Chiến với cây mai dương

Dưới ánh nắng chói chang đầu giờ chiều, ông Lê Chiến ngồi rạp bên vệ đường khi tôi bắt chuyện, không quên gọi “nghỉ ngơi chút” với qua người bạn nghề Võ Khại đang ở bên kia dòng nước. Ông vui vẻ:

* Ông Phan Bồng, Phó phòng Tài Nguyên và Môi trường thị xã Hương Thủy: Ngoài cách làm như phường Thủy Châu, trên địa bàn thị xã Hương Thủy chưa có địa phương nào có cách làm hiệu quả hơn. Nhưng đây cũng mới chỉ là giải pháp thủ công, tạm thời. Muốn tiêu diệt được nó, cần phải xử lý tận gốc, bứng cả rễ và đốt.
Mai dương làm cho đất nghèo chất dinh dưỡng và có khả năng xâm lấn mạnh và hủy hoại các hệ sinh thái nơi nó có mặt. Với trách nhiệm của Phòng, chúng tôi đã nhiều lần tổ chức ra quân, huy động các đoàn thể cùng tham gia, đồng thời tăng cường tuyên truyền cho người dân về tác hại của mai dương. Theo tôi, việc tiêu diệt mai dương có hiệu quả đòi hỏi nguồn kinh phí rất lớn, cần có sự đồng sức, đồng lòng của tất cả các địa phương, của Phòng Kinh tế và phải có chương trình, dự án cụ thể.
- Anh em tui đi làm theo ngày công hợp tác xã (HTX) khoán. Trước đây, HTX cũng từng giao cho ai làm nhưng chưa đạt yêu cầu thì không biết, chứ bây chừ mình nhận rồi, thì làm cho tốt thôi.
Theo ông Chiến, trong HTX 1 của Thủy Châu, có nhiều người khác cũng nhận khoán công việc này, đảm nhận theo từng khu vực nội đồng. Mỗi năm, việc diệt trừ mai dương được tập trung làm 2 đợt. Sau mỗi đợt làm xong, đều có người của HTX đi kiểm tra và nghiệm thu. Tính ngày công thì mỗi người được trả 3 triệu đồng/năm.  
Đưa tay quyệt những dòng mồ hôi trên mặt và tranh thủ uống ngụm trà, ông nhiệt tình:
- Mà cái loại cây ni dữ quá, đụng mô trầy xước đó. Rồi mấy bông hoa nớ, nhìn thì nhẹ nhàng rứa chơ đến khổ với hắn. Rụng đến mô là thành bụi thành lùm đến đó.
Chính vì cái sự “quá cực” ấy, nên 2 năm nay, kể từ khi tham gia vào tổ dịch vụ nhận khoán chặt bỏ cây mai dương trên nội đồng Thủy Châu, những người như ông Lê Chiến, Võ Khại lại càng nêu cao tinh thần trách nhiệm hơn. Bởi lẽ, còn tham gia tổ dịch vụ năm nào, thì phần việc ấy vẫn là của mình đều đặn 2 năm mỗi kỳ. Nếu kỳ trước mà làm kỹ thì kỳ sau đỡ mất công mất sức, không thì… “biết mặt với hắn”.
- Cây to thì mình “phạng” tận rễ, còn cây nhỏ thì “trập côộc” nhổ lên hết. Làm ri thì có cực thiệt, nhưng vụ sau mình khỏe. Những lúc rảnh rỗi, anh em tui có đi thăm ruộng trưa ruộng tối thì cũng tranh thủ để ý, tìm cách diệt tận gốc, nhờ rứa nên “tụi hắn” đỡ sinh sôi, đồng ruộng sạch sẽ mà mình đỡ công chặt nữa, ông Chiến hóm hỉnh.
Ở Hương Thủy, mai dương mọc nhiều dọc tuyến Quốc lộ 1A trên cánh đồng Thanh Lam; Tỉnh lộ 3 đi các xã Thủy Thanh, Phú Hồ; tuyến đường liên xã thuộc phường Thủy Châu - Thủy Lương; trên các bờ ruộng, bờ ao, một số vườn nhà thuộc phường Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương... Để bảo vệ các khu vực đồng ruộng trên địa bàn, UBND thị xã Hương Thủy chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể và các địa phương tích cực ra quân tiêu diệt mai dương, như: chặt sát gốc phơi khô rồi thu gom đem đốt, phun thuốc... Tất cả mới đang mang lại hiệu quả tức thời và còn mang tính phong trào.
Riêng trên địa bàn phường Thủy Châu cũng vậy. Sau nhiều lần huy động Nhân dân và các tổ chức đoàn thể tham gia ra quân diệt mai dương, nhưng hiệu quả chưa cao, các HTX thành lập tổ dịch vụ, hoặc giao khoán cho một đoàn thể cụ thể đảm nhận việc này. Để có thêm kinh phí cho việc này, thông qua các hội nghị xã viên, các HTX đã đề nghị thu mỗi sào ruộng 1 kg lúa và được bà con đồng tình cao.
Ông Nguyễn Đình Thạnh, Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Châu, nói: “Cách giao khoán cho những con người cụ thể, những tổ chức cụ thể đảm nhận việc diệt cây mai dương của 2 HTX đem lại hiệu quả thiết thực và có tính bền vững cao. Chúng tôi mong các địa phương bạn cũng có những cách làm hay của riêng mình để mai dương không còn cơ hội phát tán, lan rộng”.
Bài, ảnh: Đồng Văn