Các container hàng hoá tại cảng Botany, tiểu bang New South Wales, Australia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, sự thiếu hụt của các mặt hàng y tế quan trọng trong giai đoạn đầu của đại dịch, và sau đó là những vấn đề về chuỗi cung ứng kéo dài trên một loạt các mặt hàng đã khiến mọi người nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của các mạng lưới toàn cầu này. Nhiều vấn đề mà mọi người phải đối mặt trong cuộc sống hàng ngày đang được giải thích bởi “những vấn đề về chuỗi cung ứng”.
Những người chịu trách nhiệm về các ngành công nghiệp khác nhau, những ngành phụ thuộc hoặc hoạt động trong các chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã nhận thức được sự mong manh của hệ thống thương mại toàn cầu trước đại dịch. Nỗ lực để bù đắp cho những thiếu hụt đó đã được tiến hành trước khi ca nhiễm COVID-19 đầu tiên được ghi nhận.
Sự chú ý mà đại dịch phản ánh lên các chuỗi cung ứng giờ đây càng làm tăng thêm tính cấp thiết của những nỗ lực đó. Hơn nữa, điều này cũng đã làm nổi bật cơ hội sử dụng thương mại và các chuỗi cung ứng để cải thiện một loạt những thách thức cực kỳ quan trọng. Đại dịch có thể là sự đánh dấu cho thời điểm để chúng ta bắt đầu trở nên nghiêm túc về danh sách những thách thức mà chúng ta đang phải đối mặt.
Chuỗi cung ứng phải giúp chống lại biến đổi khí hậu
Nhiều người sẽ xếp hạng vấn đề biến đổi khí hậu ở vị trí đầu tiên của danh sách thách thức nói trên. Một nghiên cứu từ năm 2016 của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey ước tính, hơn 80% lượng phát thải khí nhà kính và hơn 90% tác động của các hoạt động từ những công ty hàng tiêu dùng đối với không khí, đất, nước, đa dạng sinh học và tài nguyên địa chất bắt nguồn từ chuỗi cung ứng của họ.
Rõ ràng là các chuỗi cung ứng cần phải là trọng tâm cho bất kỳ nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu nghiêm trọng nào. Bên cạnh đó, những vấn đề quan trọng toàn cầu khác cũng cần được giải quyết thông qua các chuỗi cung ứng. Hơn thế, những chuỗi cung ứng được vận hành tốt hơn và minh bạch hơn cũng sẽ giúp đảm bảo các hành vi lao động không công bằng sẽ bị loại bỏ khỏi hệ thống thương mại toàn cầu.
Một trong những bước đi đầu tiên và quan trọng nhất trong việc sử dụng các chuỗi cung ứng để mang lại sự tiến bộ cho những vấn đề như vậy là tìm hiểu thêm về cách thức hoạt động của chúng.
Đối với các công ty chuỗi cung ứng nhỏ
Các nhà cung cấp ở phần rìa của chuỗi cung ứng cũng thường không có sự hiểu biết rõ ràng, một phần vì họ không nhất thiết phải có chuyên môn hoặc nguồn lực để tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn nào mà người tiêu dùng và các cơ quan kỳ vọng đối với những sản phẩm cuối cùng. Trong khi nhiều nhà cung cấp có thể ở những quốc gia, nơi các quy định vẫn còn lỏng lẻo, hoặc thậm chí không tồn tại.
Qua đó, tăng cường tính minh bạch của các chuỗi cung ứng là chìa khóa để cải thiện điều này, cần hiểu biết thêm về những người có liên quan và những gì đang diễn ra tại tất cả các thời điểm trong quá trình này.
Được biết, cải thiện thương mại và các chuỗi cung ứng là mục tiêu của Chương trình Tài chính Thương mại và Chuỗi Cung ứng của ADB trước khi đại dịch bùng phát. Chương trình tham gia sâu vào quá trình số hóa, làm cho các chuỗi cung ứng và thương mại trở nên xanh hơn và có trách nhiệm hơn với xã hội, đồng thời sử dụng chúng như một công cụ cho một loạt các vấn đề.
Chuỗi cung ứng như một phương tiện để thay đổi những vấn đề chính
Ông Steven Beck, người đứng đầu Chương trình Tài chính Thương mại và Chuỗi Cung ứng lưu ý: “Chúng ta cần nêu bật tầm quan trọng của thương mại và các chuỗi cung ứng như một phương tiện cho sự thay đổi thực chất đối với môi trường, và đối với những nơi làm việc hòa nhập, nơi những vấn đề xã hội và quản trị được tôn trọng”.
Số hóa thương mại cần được thực hiện. Chuyển thương mại và các chuỗi cung ứng sang thế giới kỹ thuật số, tránh các quy trình lập tài liệu giấy tờ đang tồn tại, và chúng ta sẽ có một hệ thống có thể được đo lường, giám sát và quản lý tốt hơn.
Ông Steven Beck nói thêm: “Chúng tôi có một loạt các sáng kiến để giúp đưa thương mại và chuỗi cung ứng vào thế giới kỹ thuật số. Chúng tôi có những dự án thí điểm đang được tiến hành, nhằm hỗ trợ các Chính phủ đảm bảo luật pháp công nhận các tài liệu kỹ thuật số”.
Theo ADB, thương mại và các chuỗi cung ứng có thể là những công cụ để chống lại những thách thức trong tương lai, nhưng trước hết chúng cần phải minh bạch hơn, mạnh mẽ và linh hoạt hơn.
Lê Thảo (Lược dịch từ adb.org)