Cần xử lý ổn thỏa vấn đề Biển Đông để đảm bảo và duy trì hòa bình, an ninh trên vùng biển. Ảnh minh họa: Cảnh sát biển Việt Nam

Kể cả khi đã được ký kết, mặc dù tuyên bố này không ràng buộc về mặt pháp lý như một hiệp ước quốc tế, nhưng đã đóng một vai trò không thể thay thế trong nhiều năm, trong việc duy trì sự ổn định và quản lý những khác biệt trên Biển Đông. Nó đã trở thành văn kiện chỉ đạo cho các nước xung quanh Biển Đông xây dựng lòng tin lẫn nhau, giúp ổn định Biển Đông, quản lý xung đột và thúc đẩy hợp tác.

Trung Quốc và ASEAN là hai nước láng giềng quan trọng, đối tác thương mại lớn và cũng là đối tác chiến lược toàn diện của nhau. Do đó, nếu vấn đề Biển Đông không được xử lý ổn thỏa, có khả năng sẽ rất ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Hiện tại, Trung Quốc và ASEAN đang đứng ở ngã 3 đường của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Điều 10 của Tuyên bố đã chỉ rõ rằng, việc thông qua COC là một mục tiêu rõ ràng và cuối cùng. Thất bại trong tiến trình tham vấn COC sẽ không chỉ là không thực hiện đầy đủ tuyên bố, mà còn ảnh hưởng đến sự tin cậy lẫn nhau về chính trị giữa Trung Quốc và ASEAN.

Cách duy nhất để tránh những khả năng này là thực hiện cách tiếp cận thực tế hơn đối với hợp tác hàng hải theo khuôn khổ tuyên bố, đồng thời tiến nhanh hơn trong việc xây dựng các quy tắc và cơ chế an ninh ở Biển Đông thông qua tham vấn COC, với mục đích cuối cùng là duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Tham vấn COC là sứ mệnh chung của Trung Quốc và 10 nước ASEAN; việc xây dựng COC sẽ giúp thực hiện hóa các mối quan hệ Trung Quốc – ASEAN ổn định về lâu dài và sự đồng thuận về COC sẽ giúp cho các bên liên quan đến các vấn đề về Biển Đông được hưởng lợi.

Ở giai đoạn này, các nước cần hướng tới mục tiêu tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, xây dựng sự đồng thuận và tìm kiếm điểm chung, song vẫn duy trì tính riêng biệt trong các cuộc tham vấn COC. Các chuyên gia nhận định rằng, các cuộc tham vấn cấp cao sẽ không thể tiến triển nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau. Đồng thuận chính là yếu tố mở đầu hợp lý và là điều kiện cần thiết để xây dựng một cơ chế đa phương...

Tóm lại, việc thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông và tham vấn COC là lựa chọn duy nhất để Trung Quốc và ASEAN cùng nhau xây dựng “một ngôi nhà tươi đẹp” trên Biển Đông. Chỉ bằng cách hướng tới các mục tiêu chung và vượt qua khó khăn, các bên sẽ đạt được thành công trong tiến trình tham vấn COC.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Khmer Times)