Hiện nay, các nước bắt đầu nới lỏng các hạn chế chống dịch, bao gồm cả việc biến yêu cầu đeo khẩu trang trở thành không bắt buộc. Ảnh minh họa: AFP/Vietnam+
Song chẳng bao lâu, thói quen đã được hình thành và việc đeo khẩu trang một cách bắt buộc đã trở thành tiêu chuẩn, đến nỗi khi Singapore dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang trong không gian ngoài trời vào đầu năm nay, một số người cho biết họ cảm thấy “kỳ lạ” khi tháo khẩu trang.
Cuối tuần trước, trong bài phát biểu mừng Ngày Quốc Khánh Singapore, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho biết, yêu cầu về việc đeo khẩu trang sẽ được nới lỏng nhiều hơn. Khẩu trang sẽ sớm chỉ là lựa chọn trong không gian trong nhà và chỉ được yêu cầu sử dụng khi mọi người tham gia các phương tiện giao thông công cộng và trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe.
Truyền cảm hứng cho cộng đồng
Yêu cầu đeo khẩu trang trở thành việc không bắt buộc ở hầu hết các không gian trong nhà trong thời điểm hiện nay của đại dịch được nhận định không phải là một tuyên bố “tùy tiện”.
Cụ thể, nó cho thấy sự ghi nhận kịp thời của những thành công trong nỗ lực của toàn chính phủ trong việc trao quyền cho cộng đồng trước những rủi ro đã được thông tin đầy đủ, cùng với đó thể hiện mức độ tin tưởng cao rằng mọi người sẽ đưa ra được những quyết định sáng suốt nhất cho bản thân, cũng như nâng cao ý thức trách nhiệm khi sống chung với virus COVID-19.
Khả năng phục hồi của cộng đồng trong thời kỳ khủng hoảng sức khỏe liên quan đến việc duy trì sự cân bằng tốt giữa việc đạt được mức độ phúc lợi chung cao và thực hiện các hạn chế xã hội bắt buộc một cách có mục tiêu, dựa trên bằng chứng để quản lý mối đe dọa về sức khỏe cộng đồng.
Sự trao quyền kịp thời cho niềm tin vào cộng đồng có thể giúp tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng theo thời gian. Nó góp phần chuẩn bị cho Singapore trở nên mạnh mẽ hơn, cùng nhau đối mặt với các mối đe dọa sức khỏe trong tương lai.
Hiệu quả của việc đeo khẩu trang thích hợp
Việc đeo khẩu trang đã góp phần hạn chế tình trạng lây nhiễm và các cụm dịch COVID-19 trên khắp thế giới, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của đại dịch, khi chưa có vaccine.
Đeo khẩu trang đúng cách cho thể giúp giảm ít nhất 50% nguy cơ lây nhiễm virus COVID-19 và các virus hô hấp khác, chẳng hạn như cúm. Điều này tùy thuộc vào loại khẩu trang được sử dụng và cách đeo khẩu trang như thế nào.
Khẩu trang y tế và khẩu trang phòng độc (đơn cử như N95 hoặc KN95, hầu hết được sử dụng trong các cơ sở chăm sóc sức khỏe) khi được trang bị tốt sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm lần lượt lên đến 60% đến 80%.
Song điều quan trọng là lưu ý, đeo khẩu trang đúng cách không loại bỏ nguy cơ nhiễm COVID-19. Do đó, điều quan trọng là phải đồng thời thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như giãn cách xã hội, rửa tay thường xuyên và đúng cách, cùng với đó là tiêm chủng để duy trì nguy cơ lây nhiễm thấp.
Theo dõi các chủng virus mới
Trong khi động thái sắp tới về không bắt buộc đeo khẩu trang ở tất cả các không gian trong nhà là rất “mới mẻ” đối với nhiều người, đặc biệt là khi nhiều nước, trong đó có Singapore hướng đến tiến trình bình thường hóa, nguy cơ gia tăng tỷ lệ nhiễm COVID-19 vẫn đang hiện hữu.
Nhìn chung, vẫn có nhu cầu cơ bản để giảm sát chặt chẽ sự di chuyển, đột biến và phát triển của các loại virus bằng cách giải trình tự gen của virus để hiểu biết sâu hơn.
Điều này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về xu hướng mắc bệnh theo thời gian, từ đó dự đoán khả năng lây truyền và mức độ nghiêm trọng của những biến thể mới để có thể triển khai các hành động đối phó kịp thời nhằm quản lý và ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai...
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)