Người dân đến khám chữa bệnh. Ảnh: TTXVN
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ VI BCH Trung ương Đảng khóa XII về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ Phát động Tháng Hành động vì người cao tuổi Việt Nam ngày 1/10/2022; Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021- 2030; Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022- 2025 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 248/TB-VPCP ngày 17/8/2022 của Văn phòng Chính phủ, để đảm bảo 100% người cao tuổi, người khuyết tật có thẻ BHYT, Bộ LĐTBXH đề nghị UBND các tỉnh thành tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về pháp luật, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; vận động người dân tham gia BHXH, BHYT.
Chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố rà soát số người cao tuổi, người khuyết tật chưa có thẻ BHYT; có giải pháp nguồn kinh phí bảo đảm đóng BHYT cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định của pháp luật về BHYT.
Bộ LĐTBXH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ LĐTBXH để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, cả nước hiện có khoảng 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% dân số. Trong đó có 3,2 triệu người cao tuổi đang hưởng bảo hiểm xã hội, hơn 800.000 người cao tuổi hưởng chế độ người có công; gần 1,9 triệu người cao tuổi hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng, trong đó hơn 10.000 người cao tuổi được nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Người cao tuổi từ 75 đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo được trợ cấp hàng tháng.
Luật Người cao tuổi quy định, những người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng thì được mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngân sách nhà nước. Theo thống kê, hiện cả nước đã có khoảng 12,1 triệu người cao tuổi có thẻ BHYT, chiếm 95% tổng số người cao tuổi.
Cả nước hiện vẫn còn 5% người cao tuổi tương đương với hơn 500 nghìn người chưa có thẻ BHYT. Hiện tại số người cao tuổi chưa có thẻ BHYT hầu hết thuộc nhóm từ 60 đến 79 tuổi, không thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc không thuộc đối tượng chính sách ưu đãi xã hội. Thậm chí có người cao tuổi dù đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn không đủ điều kiện, khả năng tài chính để mua thẻ BHYT.
Về việc vẫn còn 5% người cao tuổi chưa có thẻ BHYT, trong buổi làm việc mới đây với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, phải vận dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo 100% người cao tuổi có BHYT, trong đó có việc kiến nghị Chính phủ giao HĐND các tỉnh/thành phố đánh giá đầy đủ và dùng ngân sách địa phương để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cao tuổi.
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ VI BCH Trung ương Đảng khóa XII về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, chỉ đạo của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại Lễ Phát động Tháng Hành động vì người cao tuổi Việt Nam ngày 1/10/2022; Quyết định số 2156/QĐ-TTg ngày 21/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2021- 2030; Quyết định số 546/QĐ-TTg ngày 29/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu thực hiện bao phủ BHYT giai đoạn 2022- 2025 và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại Thông báo số 248/TB-VPCP ngày 17/8/2022 của Văn phòng Chính phủ, để đảm bảo 100% người cao tuổi, người khuyết tật có thẻ BHYT, Bộ LĐTBXH đề nghị UBND các tỉnh thành tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền các cấp về pháp luật, chính sách đối với người cao tuổi, người khuyết tật; vận động người dân tham gia BHXH, BHYT.
Chỉ đạo cơ quan chức năng của tỉnh, thành phố rà soát số người cao tuổi, người khuyết tật chưa có thẻ BHYT; có giải pháp nguồn kinh phí bảo đảm đóng BHYT cho người cao tuổi, người khuyết tật theo quy định của pháp luật về BHYT.
Bộ LĐTBXH đề nghị UBND các tỉnh, thành phố quan tâm, triển khai thực hiện; báo cáo kết quả thực hiện về Bộ LĐTBXH để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo thống kê của Bộ LĐTBXH, cả nước hiện có khoảng 13 triệu người cao tuổi, chiếm 12% dân số. Trong đó có 3,2 triệu người cao tuổi đang hưởng bảo hiểm xã hội, hơn 800.000 người cao tuổi hưởng chế độ người có công; gần 1,9 triệu người cao tuổi hưởng bảo trợ xã hội hằng tháng, trong đó hơn 10.000 người cao tuổi được nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội. Người cao tuổi từ 75 đến 80 tuổi thuộc hộ nghèo được trợ cấp hàng tháng.
Luật Người cao tuổi quy định, những người từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng thì được mua thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) từ ngân sách nhà nước. Theo thống kê, hiện cả nước đã có khoảng 12,1 triệu người cao tuổi có thẻ BHYT, chiếm 95% tổng số người cao tuổi.
Cả nước hiện vẫn còn 5% người cao tuổi tương đương với hơn 500 nghìn người chưa có thẻ BHYT. Hiện tại số người cao tuổi chưa có thẻ BHYT hầu hết thuộc nhóm từ 60 đến 79 tuổi, không thuộc đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc không thuộc đối tượng chính sách ưu đãi xã hội. Thậm chí có người cao tuổi dù đã được ngân sách nhà nước hỗ trợ nhưng vẫn không đủ điều kiện, khả năng tài chính để mua thẻ BHYT.
Về việc vẫn còn 5% người cao tuổi chưa có thẻ BHYT, trong buổi làm việc mới đây với Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng, phải vận dụng nhiều cách khác nhau để đảm bảo 100% người cao tuổi có BHYT, trong đó có việc kiến nghị Chính phủ giao HĐND các tỉnh/thành phố đánh giá đầy đủ và dùng ngân sách địa phương để hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người cao tuổi.
Theo Báo tin tức