Nhiều phương pháp phân loại rác rắn thải sinh hoạt được triển khai tại buổi tập huấn
Với số lượng học sinh đông, trong đó có nhiều trường tổ chức bán trú cho học sinh nên hằng ngày các trường học luôn tồn đọng một lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) khá lớn, nếu không phân loại tại nguồn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến môi trường xung quanh.
Thông qua buổi tập huấn, các giáo viên nắm bắt được các phương pháp giảng dạy lồng ghép phân loại CTRSH tại nguồn và giảm thiểu rác thải nhựa trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa; khung chương trình giáo dục phổ thông và các nội dung có thể tích hợp, đồng thời thảo luận nhóm và thực hành xây dựng chương trình và bài giảng mẫu giảng dạy tích hợp phân loại CTRSH.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn sẽ góp phần giảm thiểu chất thải rắn ra môi trường và bảo vệ môi trường
Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn giai đoạn 1 trên địa bàn TP. Huế được thực hiện trên cơ sở thực trạng lượng rác thải đang gia tăng mỗi ngày, gây sức ép về môi trường và mỹ quan đô thị. Trong khuôn khổ dự án “Huế - Đô thị Giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”, tổ chức WWF - Việt Nam cũng đã tài trợ 156 bộ thùng lưu chứa CTRSH đã phân loại và được lắp đặt tại một số điểm công cộng. Ngoài ra, TP. Huế đã lắp đặt thêm 148 bộ thùng lưu chứa CTRSH đã phân loại tại các trụ sở cơ quan, ban, ngành, trường học trên địa bàn 23 phường.
Tin, ảnh: Thanh Hương