Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam dẫn đầu về tăng trưởng của nền kinh tế kỹ thuật số. Ảnh minh họa: Weforum.org/TTXVN/Vietnam+
Cột mốc quan trọng này diễn ra sớm hơn 3 năm so với các dự đoán trước đó và tăng 20% so với tổng giá trị hàng hóa (GMV) 161 tỷ USD ghi nhận của năm 2021. Một báo cáo trước đó, cụ thể là được đưa ra vào năm 2016 ước tính, nền kinh tế Internet ở 6 quốc gia lớn trong khu vực sẽ đạt doanh thu GMV trên 200 tỷ USD vào năm 2025.
Trong đó, 6 nền kinh tế lớn được đề cập trong báo cáo là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Báo cáo ghi rõ: “Sau nhiều năm tăng tốc, tốc độ tăng trưởng trong áp dụng kỹ thuật số đang bình thường hóa”.
Được biết, Đông Nam Á tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng về số lượng người dùng Internet – với 20 triệu người dùng ghi nhận vào năm 2022, nâng tổng số người dùng lên mốc 460 triệu người.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng đó đang bắt đầu chậm lại và chỉ đạt mốc 4% vào năm 2022. Con số này thấp hơn so với mức tăng 10% hằng năm ghi nhận vào năm 2021 và 11% vào năm 2020, ở thời đỉnh điểm của đại dịch.
Điều hướng tăng trưởng
Giới chuyên gia nhận định, thương mại điện tử tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng trong khu vực, bất chấp hoạt động mua sắm ngoại tuyến đang tiếp tục được khôi phục, khi các đợt phong tỏa và hạn chế chống dịch được dỡ bỏ. GMV trong lĩnh vực này đã tăng 16% lên 131 tỷ USD vào năm 2022.
Tuy nhiên, trong 3 năm tới, lĩnh vực có thể chứng kiến sự chậm lại, với dự báo tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại điện tử sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) chạm mốc 17% ghi nhận từ năm 2022 – 2025.
Cũng theo báo cáo, thương mại điện tử tiếp tục tăng tốc, giao hàng thực phẩm và phương tiện truyền thông trực tuyến đang trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch, trong khi tiến trình phục hồi du lịch và vận chuyển về mức trước dịch COVID-19 sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Một động lực tăng trưởng khác rằng các dịch vụ tài chính kỹ thuật số, bao gồm thanh toán trực tuyến, chuyển tiền, cho vay, đầu tư và bảo hiểm đã giành được mức tăng trưởng lành mạnh trong giai đoạn từ năm 2021 đến 2022, nhờ hoạt động chuyển từ ngoại tuyến sang trực tuyến thay đổi sau đại dịch.
Trong số các dịch vụ này, bảo hiểm ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất, cụ thể là tăng 31%, trong khi cho vay cũng tăng 25%.
“Khi chúng ta mở cửa để thúc đẩy hỗ trợ hậu đại dịch, tại nhiều quốc gia, tính di động ở các điểm bán lẻ đã thực sự vượt qua cấp độ trước đại dịch. Tuy nhiên, nền kinh tế kỹ thuật số vẫn tăng trưởng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều đó cho thấy rằng, rất nhiều “thói quen” mới đã được hình thành”, Stephanie Davis, Phó Chủ tịch Google Đông Nam Á cho biết.
Tăng trưởng trong việc chấp nhận kỹ thuật số chậm lại
Sau nhiều năm tăng tốc, tốc độ tăng trưởng về chấp nhận kỹ thuật số đang bình thường hóa, một báo cáo tương tự chia sẻ. Điều này xảy ra khi các nền kinh tế Đông Nam Á mở cửa trở lại biên giới vào năm 2022, sau thời gian ngừng hoạt động kéo dài và người tiêu dùng tiếp tục mua sắm ngoại tuyến.
Ngoài ra, các điều kiện kinh tế vĩ mô hiện nay như tỷ lệ lạm phát tăng cao đã tác động đến người tiêu dùng Đông Nam Á và nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi giá cả leo thang, thu nhập khả dụng giảm do suy giảm kinh tế, cũng như người dùng ít mua sắm hơn do chuỗi cung ứng bị đình trệ, cùng lúc tình trạng tồn động sản xuất tăng lên, một phần là do chính sách Zero-COVID của Trung Quốc.
Theo báo cáo, nhìn chung, nền kinh tế trực tuyến của Đông Nam Á vẫn đang trên đà đạt 1 nghìn tỷ USD vào năm 2030, khi mua sắm trực tuyến trở thành tiêu chuẩn.
Có thể nói rằng, nền kinh tế trực tuyến ở 6 quốc gia nêu trên được dự đoán sẽ đạt 330 tỷ USD vào năm 2025, nếu các công ty tập trung nhiều hơn vào lợi nhuận trong 3 năm tới. Hiện tại, một số kỳ lân lớn nhất Đông Nam Á như Grab và Sea Limited vẫn chưa ghi nhận lợi nhuận và lỗ hàng tỷ USD trong năm 2021.
Theo nhận định của các chuyên gia, tất cả 6 quốc gia đều đạt mức tăng trưởng 2 con số về GMV ghi nhận trong giai đoạn từ 2022 – 2025.
Việt Nam đang dẫn đầu và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng GMV 31% từ 23 tỷ USD vào năm 2022 lên 49 tỷ USD vào năm 2025, báo cáo cho hay. Bên cạnh đó, Philippines xếp ngay sau với mức tăng trưởng GMV dự kiến là 20%, từ 20 tỷ USD của năm 2022 lên 35 tỷ USD vào năm 2025.
Các nhà đầu tư thận trọng
Các khoản đầu tư tiếp tục có động lực mạnh mẽ vào nửa đầu năm 2022, song các nhà đầu tư đang trở nên thận trọng hơn.
Về vấn đề này, báo cáo cho biết: “Các nhà đầu tư sẽ thận trọng trong một thời gian ngắn hạn vì hầu hết không mong đợi hoạt động giao dịch trở lại như năm 2021 và sẽ định giá lại mức đạt đỉnh trong vài năm tới. Tuy nhiên, hầu hết các nhà đầu tư vẫn lạc quan vào tiềm năng trung hạn và dài hạn của khu vực Đông Nam Á”.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)