Lãnh đạo các nước APEC vừa hoàn thành phiên họp SOM bàn về mô hình kinh tế BCG. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Đây là kết quả được công bố bởi Thani Thongphakdi, Chủ tịch SOM APEC 2022, Đại sứ Thái Lan tại Vương quốc Anh tại cuộc họp giữa các quan chức cấp cao (SOM).

Ông cho biết, các quan chức cấp cao của tất cả 21 thành viên APEC đã nhất trí rằng, dự thảo cuối cùng đã sẵn sàng để được thông qua vào ngày cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh APEC.

Theo đó, các Mục tiêu Bangkok sẽ là lộ trình cho sự phát triển toàn diện và bền vững của APEC, tập trung vào 4 lĩnh vực chính bao gồm giảm thiểu biến đổi khí hậu, thương mại và đầu tư bền vững, bảo vệ môi trường và quản lý chất thải.

Ông Thani Thongphakdi cho biết thêm, các mục tiêu sẽ được thực hiện bởi một khung pháp lý thuận lợi, qua đó xây dựng năng lực, phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối các bên liên quan.

“Các Mục tiêu Bangkok sẽ vạch ra lộ trình mới cho chương trình nghị sự bền vững của APEC bằng cách biến tầm nhìn và phương hướng đặt ra trong Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040 và Kế hoạch Hành động Aotearoa thành hành động cụ thể”, ông Thani Thongphakdi nhấn mạnh.

Để hỗ trợ các mục tiêu, Thái Lan đã đề xuất ra mắt Giải thưởng APEC BCG, với mục tiêu đạt được sự bền vững trong khu vực, qua đó truyền cảm hứng cho cộng đồng áp dụng mô hình kinh tế BCG.

Mục tiêu Bangkok và Giải thưởng BCG sẽ trở thành di sản của việc Thái Lan đăng cai tổ chức Diễn đàn APEC.

Trả lời câu hỏi về việc liệu các mục tiêu có bao gồm khung thời gian và danh sách kiểm tra để đảm bảo cam kết của 21 thành viên APEC hay không, ông Thani Thongphakdi cho rằng, sự tán thành của lãnh đạo các nước sẽ bao gồm các hướng dẫn về cách các bên liên quan của APEC có thể thực hiện chúng. Điều quan trọng là Ban thư ký Mục tiêu Bangkok sẽ soạn thảo một bản tóm tắt về những gì APEC đang làm.

Đây sẽ là một danh sách kiểm tra giúp đo lường những gì đã hoàn thành và những gì còn lại phải hoàn thành. Nó sẽ giúp tạo nên định hướng đúng đắn cho tương lai.

Được biết, hiện có hai tài liệu khác vẫn chưa được hoàn thiện. Đó là Tuyên bố chung cấp Bộ trưởng APEC và Tuyên bố của các nhà lãnh đạo APEC (từ Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần thứ 29).

“Chúng ta vẫn có rất nhiều việc phải làm đối với cả hai tài liệu trên”, ông Thani Thongphakdi nói thêm.

Trong một thông tin có liên quan, ngày 16/11, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã đến Bangkok để thăm chính thức Thái Lan, cũng như tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 29.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân và phái đoàn cấp cao Việt Nam đã được Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Phu nhân và Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Do Pramudwinai đón tiếp nồng nhiệt.

Hai nhà lãnh đão đã có cuộc hội đàm song phương tại Tòa nhà Chính phủ trước khi chủ trì lễ ký 5 văn kiện nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương. Trong đó, bao gồm một kế hoạch hành động cho một quan hệ đối tác chiến lược tăng cường cho giai đoạn 2022 – 2027; thỏa thuận tương trợ trong tố tụng dân sự; Biên bản ghi nhớ (MoU) về phát triển thành phố kết nghĩa giữa Đà Nẵng và tỉnh Khon Kaen tại Thái Lan; và Biên bản ghi nhớ giữa Phòng Thương mại Thái Lan và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Thỏa thuận hỗ trợ thương mại và đầu tư giữa Ngân hàng Xuất – Nhập khẩu Thái Lan (EXIM) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thượng Việt Nam (Vietcombank) cũng được liệt kê trong danh sách này.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)