Dự án khu quy hoạch LK7, BT1, OTM1 và OTM2, thuộc khu A - Khu đô thị mới An Vân Dương do Công ty CP Đầu tư Bất động sản Phú Xuân đồng chủ đầu tư đang triển khai thi công. Ảnh: NK |
Cụ thể, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật về điều kiện để nhận chuyển nhượng và nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất gắn với dự án đầu tư bất động sản. Chúng tôi kiến nghị nên cho phép doanh nghiệp đã được phê duyệt dự án đầu tư thuê đất trả tiền hàng năm chuyển nhượng hoặc góp vốn dự án đầu tư. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận đất đai dễ dàng, như vậy họ có thể có một loại tài sản thế chấp hữu hiệu trong trường hợp muốn vay vốn từ các tổ chức tín dụng.
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần làm rõ một số vấn đề, như: giá đất thị trường được xây dựng như thế nào, xây dựng giá đền bù như thế nào, giá đất như thế nào?
Về vấn đề giải phóng mặt bằng, chúng tôi thiết nghĩ đất đai thuộc sở hữu Nhà nước, toàn dân thì bất kể các dự án nào Nhà nước phê duyệt, quyết định đầu tư (kể cả công cộng hay kinh doanh) thì Nhà nước đều chịu trách nhiệm đứng ra thu hồi đất.
Nếu không giải quyết được các vấn đề nêu trên sẽ dẫn đến việc tiếp cận đất đai của doanh nghiệp, người dân gặp rào cản, cơ chế pháp lý không minh bạch, không đảm bảo sẽ làm giảm tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, tăng chi phí đầu vào, không thu hút được các nhà đầu tư.
Ngoài ra, Nhà nước cần xem xét, hỗ trợ lãi suất hợp lý cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu để tăng tổng cầu và sức mua trên thị trường giúp cho doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn và hỗ trợ thị trường bất động sản phục hồi, tăng trưởng theo hướng phát triển minh bạch, an toàn và bền vững.
Nhà nước nên giảm lãi suất và giữ ổn định lãi suất trong vòng 10-20 năm chứ không để thả nổi như hiện nay cho cả người mua và doanh nghiệp...