leftcenterrightdel
Nhiều người ở châu Á - Thái Bình Dương vẫn đang phải đối mặt và chịu đựng nạn đói. Ảnh minh họa: steemit.com/TTXVN/Vietnam+ 

Báo cáo tiến độ SDG của châu Á – Thái Bình Dương năm nay do Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) xuất bản nêu bật những quốc gia đi đầu trong khu vực, những quốc gia đã thực hiện thành công các chính sách trên dựa trên bằng chứng để đẩy nhanh tiến độ. Đơn cử, Parkistan đã có những bước tiến lớn trong việc tăng số lượng những người đỡ đẻ có kỹ năng. Trong khi đó, Ấn Độ đã thực hiện các bước cụ thể để giảm nạn tảo hôn. Timor-Leste đã thực hiện chiến lược huy động kiều hối quốc gia để thúc đẩy kiều hối như một công cụ đa dạng tài chính sáng tạo và Campuchia đang thực hiện kế hoạch không khí sạch dựa trên bằng chứng.

Những thành tựu quốc gia này trong 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững dựa trên các phương pháp tiếp cận đã mang lại hy vọng, cũng như bài học quý giá cho các quốc gia trong khu vực có thể noi theo. Bằng cách học hỏi từ những thành công của nhau và xây dựng kế hoạch phát triển từ chúng, khu vực có thể cùng nhau đẩy nhanh tiến độ hướng tới việc đạt được các SDG.

Tuy nhiên, bản báo cáo của ESCAP cũng đưa ra một lời nhắc nhở nghiêm túc về những nhiệm vụ còn lại phải đạt được. Cụ thể, trong khi một số quốc gia đã đạt được những bước tiến đáng kể trong tiến trình đạt được một số mục tiêu, thì không có bất kỳ quốc gia nào ở châu Á – Thái Bình Dương đang đi đúng hướng. Giải thích sâu hơn về điều này, khu vực này mới chỉ đạt được ít hơn 15% tiến độ cần thiết. Điều này khiến các nước phải mất thêm vài thập kỷ nữa mới đạt được tham vọng SDG của mình.

Trong trường hợp không tăng cường nỗ lực, châu Á – Thái Bình Dương sẽ không đạt được 90% trong tổng số 118 mục tiêu SDG có thể đo lường được. Thật lo ngại khi thấy rằng tiến trình hướng tới hành động khí hậu (Mục tiêu 13) đang tuột dốc. Khu vực cùng lúc vừa trở thành nạn nhân của những tác động do biến đổi khí hậu gây ra, vừa là thủ phạm gây biến đổi khí hậu. Các quốc gia không đi đúng hướng để đạt được các mục tiêu giảm phát thải nhà kính và nhiều quốc gia phải báo cáo mức phát thải do tất cả các lĩnh vực tạo nên để theo dõi đóng góp của họ đối với chương trình nghị sự về khí hậu toàn cầu.

Mục tiêu 5 (Bình đẳng giới) và Mục tiêu 6 (Hoà bình, Công bằng và Thể chế vững mạnh) cũng đòi hỏi sự quan tâm khẩn cấp từ tất cả các quốc gia để lấp đầy các khoảng trống dữ liệu dai dẳng. Thật không may, báo cáo cho thấy rằng kể từ năm 2017, hầu như khu vực không ghi nhận tiến triển về khả năng cung cấp dữ liệu cho hai mục tiêu này với những khoảng trống dữ liệu quan trọng nhất.

Đầu tư vào hệ thống dữ liệu là rất cần thiết để thu hẹp khoảng cách này, nhưng điều đó là không đủ. Cách tiếp cận dựa trên dữ liệu để thực hiện SDG là rất quan trọng để đo lường tiến độ một các chính xác. Để tiến tới SDG 5, việc thu thập dữ liệu phân tách theo giới tính và đầu tư vào giáo dục, thúc đẩy sự tham gia vào quá trình ra quyết định và đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ thiết yếu đóng vai trò rất lớn. Trong khi đó, để đạt được SDG 16, các quốc gia cần tăng cường pháp quyền, thúc đẩy nhân quyền và quản trị tốt, đồng thời thúc đẩy sự tham gia của người dân.

Khi chúng ta đối mặt với vô số thách thức bao gồm biến đổi khí hậu, thảm hoạ do con người gây ra, xung đột quân sự và khó khăn kinh tế, quá trình hướng tới SDG ngày càng trở nên quan trọng. Do đó, các chính phủ phải hành động nhanh chóng, đầu tư khôn ngoan, tăng cường quan hệ đối tác và ưu tiên người dân trong tình huống dễ bị tổn thương nhất. Chúng ta phải đổi mới cam kết tạo ra dữ liệu chất lượng cao và sử dụng mọi phương tiện có sẵn để đảm bảo tính bền vững trên các khía cạnh xã hội, kinh tế và môi trường. Các kế hoạch quốc gia phải phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 để định hướng phát triển ở cấp quốc gia.

Bất chấp những thách thức đáng kể, chúng ta không được từ bỏ tham vọng đạt được SDG. Có rất nhiều ví dụ đầy cảm hứng về những thành quả quốc gia trong tiến trình triển khai hành động dữ liệu trong khu vực. Những thành công này đem đến hy vọng cho châu Á – Thái Bình Dương, nhưng vẫn cần thêm đòn bẩy hiệu quả hơn để thúc đẩy sự thay đổi.

Cam kết chung của chúng ta để đạt được các mục tiêu phát triển bền vững sẽ đóng vai trò là kim chỉ nam hướng tới muc tiêu đạt được một tương lai bền vững, thịnh vượng và toàn diện cho tất cả mọi người.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)