Đó là 17 người đàn ông và 1 người phụ nữ từ ít nhất 8 quốc gia gồm Mali, Senegal, Bờ Biển Ngà và Guinea. Họ lạc đường trong một trận bão cát trước khi mắc kẹt trong cát.


Con đường sa mạc trên biên giới giữa Libya và Algeria - Ảnh: Reuters

Các nhân viên IOM tại Niger và chính quyền địa phương nói rằng, 1 người Algeria đã bắt 1 con lạc đà và đi đến thị trấn Assamaka, gần biên giới Niger và Algeria để thỉnh cầu sự giúp đỡ nhưng ông ngã xuống và chết. Những người khác đã tử vong vì thiếu nước vào khoảng ngày 3/6 và được tìm thấy 8 ngày sau đó.

Nhóm này đang trên đường từ Arlit đến Assamaka. Họ phải đối mặt với cuộc hành trình dài 2.340 km theo tuyến đường ngắn nhất để tới Tripoli, thủ đô của Libya.

"Sự việc cho thấy sự khó khăn của cuộc hành trình trước khi đến các con tàu ở Libya", ông Giuseppe Loprete, người đứng đầu IOM tại Niger nhận định.

Ông Loprete cũng cho rằng, việc tuần tra các sa mạc để ngăn chặn cái chết là "gần như không thể".

Thông tin về dòng người di cư ở Địa Trung Hải được cung cấp từ lực lượng bảo vệ bờ biển và hải quân cho đến chính quyền địa phương và các tổ chức viện trợ. Ngày càng có nhiều người từ tây Phi thực hiện chuyến đi vào năm nay, nhưng phổ biến nhất vẫn là người Syria và Eritreans.

Hàng ngàn người cố gắng vượt qua các khu vực rộng lớn và khắc nghiệt để đến được bờ biển Libya với hy vọng bắt đầu chuyến đi đầy mạo hiểm bằng thuyền tới châu Âu.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & The Telegraph)