leftcenterrightdel
 Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành Phiên Chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: quochoi.vn

Ở nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực này, phiên chất vấn tập trung các nội dung: Giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trong giải quyết các vụ án hình sự, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng; không để xảy ra việc bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội; tăng cường chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

Tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm sát việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự; kiểm sát thi hành án hình sự, dân sự, hành chính; việc giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Công tác cán bộ của ngành Kiểm sát; giải pháp nâng cao năng lực, trình độ, bản lĩnh, trách nhiệm của Kiểm sát viên và các công chức của Viện kiểm sát; việc phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành Kiểm sát.

Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, nhất là nâng cao tỷ lệ phát hiện tội phạm; tăng cường rà soát để kịp thời giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền.

Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu đề nghị Viện trưởng thông tin số lượng các vụ việc cụ thể được Toà án hoàn trả hồ sơ để yêu cầu khởi tố tội phạm mới và người phạm tội mới, số lượng vụ việc đình chỉ do không có sự việc phạm tội hoặc hành vi không cấu thành tội phạm là bao nhiêu? Trách nhiệm của Viện Kiểm sát trong việc xử lý cán bộ phụ trách các vụ việc trên như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu cho rằng, thời gian qua, công tác kiểm sát thi hành ấn dân sự chưa đạt yêu cầu đề ra. Nhiều bản án đủ điều kiện nhưng chậm được thi hành, chưa đảm bảo tính nghiêm minh của bản án, gây bức xúc trong dư luận. Do vậy bà Sửu đề nghị nêu rõ trách nhiệm và giải pháp của Viện trưởng đối với vấn đề này. 

Trả lời chất vấn, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho biết, hàng năm đều có đánh giá việc trả hồ sơ quyết tâm chống lọt, chống oan hay lạm dụng thiếu trách nhiệm để từ đó có biện pháp xử lý, ngành không bao che cán bộ.

Về thi hành án dân sự chưa đạt yêu cầu đề ra, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết hiện có nhiều quy định bất cập, không phù hợp trong Luật Thi hành án dân sự 2008 và các văn bản liên quan. Do đó, Viện kiểm sát đã chỉ đạo toàn ngành tổng kết 5 năm thi hành Luật Thi hành án dân sự và tổng hợp những khó khăn, vướng mắc, bất cập của luật và các văn bản có liên quan đến kiến nghị sửa đổi toàn diện Luật Thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Khi gặp khó khăn, vướng mắc trong nhận thức và áp dụng pháp luật thì ngành kiểm sát đã phối hợp với liên ngành trung ương thống nhất hướng dẫn địa phương thực hiện. Ngành cũng tăng cường việc nghiên cứu, ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình cũng như kỹ năng kiểm sát, thi hành án dân sự như là việc kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án, kiểm sát hoạt động bán đấu giá tài sản, thi hành án, kiểm sát việc quản lý, thu chi tiền thi hành án…. Nghiên cứu sửa đổi và hoàn thiện hệ thống biểu mẫu nghiệp vụ cũng như sổ nghiệp vụ kiểm sát thi hành án dân sự, thi hành án hành chính, hoàn thiện phần mềm quản lý công tác kiểm sát thi hành án dân sự…

leftcenterrightdel
 Đại biểu Nguyễn Thị Sửu chất vấn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Phát biểu tại phiên chất vấn, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đối với nội dung chất vấn Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đã có 24 đại biểu Quốc hội chất vấn.

Tại phát biểu kết thúc Phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau một ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành tốt đẹp.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, vấn đề được lựa chọn chất vấn là đúng và trúng vừa có tính thời sự, vừa là những vấn đề quan trọng gắn chặt với yêu cầu cải cách tư pháp xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Diễn biến của phiên chất vấn cho thấy các vị đại biểu Quốc hội từ kinh nghiệm hoạt động của mình đã nêu câu hỏi phản ảnh sát với diễn biến thực tế và đời sống, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cùng các Bộ trưởng và trưởng ngành đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nắm chắc thực trạng ngành, lĩnh vực phụ trách đã nghiêm túc, cầu thị và lắng nghe, tiếp thu đầy đủ ý kiến xác đáng của các đại biểu Quốc hội, thẳng thắn giải trình làm rõ nhiều vấn đề.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các vị ĐBQH đánh giá cao phần trả lời chất vấn, tán thành về ghi nhận các giải pháp cam kết của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các Bộ trưởng ngành tại phiên chất vấn này”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh.

LÊ THỌ