leftcenterrightdel
 Người dân đeo khẩu trang để phòng tránh lây nhiễm COVID-19 tại Singapore . Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong đó, ông Desmond Chua, nhà nghiên cứu tại SCELSE, và là tác giả chính của nghiên cứu nói trên cho biết, kết quả của nghiên cứu cho thấy việc giám sát nước thải có thể được xem như một dụng cụ đo lường nhanh chóng và chính xác đối với dịch bệnh trong dân số. Qua đó, giám sát nước thải nên được sử dụng như một công cụ để ngăn chặn các đại dịch trong tương lai.

“Mặc dù việc giám sát nước thải chỉ có thể phát hiện các trường hợp không có triệu chứng và có triệu chứng trước khi xác nhận lâm sàng, nhưng có thể thúc đẩy việc khoanh vùng nhanh chóng các cộng đồng bị ảnh hưởng cụ thể... Điều này có thể ngăn chặn một đợt bùng phát nhỏ phát triển thành một đại dịch”, ông Desmond Chua khẳng định.

Đáng chú ý, nghiên cứu này sẽ được công bố trên Tạp chí Science of The Total Environment vào ngày 1/6 tới đây; trong đó đã tiến hành phân tích các biến thể COVID-19 được tìm thấy trong nước thải, và được thu thập từ 2 nhà máy xử lý nước thải trong khoảng thời gian từ tháng 9/2021 – 5/2022.

Được biết, những nhà máy này phục vụ khoảng 50% dân số Singapore, khi quốc gia này chuyển sang sống chung với COVID-19, và dỡ bỏ yêu cầu xét nghiệm bắt buộc đối với khách quốc tế.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Straits Times)