Bạn là sinh viên mới ra trường và không muốn mất thời gian dài loay hoay thử nhiều công việc khác nhau mới tìm được vị trí phù hợp? Vậy thì hãy tham khảo ngay 4 tiêu chí chọn nghề cực chuẩn sau đây.

Tìm việc với tâm thế chủ động

“Em không biết nên làm việc gì”; “Em sắp ra trường, em chưa biết làm việc gì nhưng chắc chắn em không làm ngành đã học”... Đó là tâm sự phổ biến của nhiều sinh viên chuẩn bị ra trường khi chuẩn bị tham gia tuyển dụng việc làm nhanh. Nó cho thấy nhiều bạn thực sự hoang mang về ngã rẽ sự nghiệp.

 
leftcenterrightdel
 

Nhưng thay vì lo lắng, bất an thì ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn nên chủ động từng bước tìm ra lĩnh vực muốn làm. Nếu may mắn, đó là nghề phù hợp với chuyên môn đang học. Nếu không, bạn cần hành động mạnh mẽ, chủ động hơn. 

Hãy khám phá bản thân để nắm bắt xem, bạn thực sự giỏi cái gì, đam mê điều gì. Bạn có thể liệt kê ra các công việc đã từng làm, muốn làm và tìm ra điểm chung giữa chúng để từ đó xác định bản thân có thiên hướng muốn làm công việc ở lĩnh vực gì.

 
leftcenterrightdel
 

Với tâm thế chủ động như vậy, dù chưa tìm ra được việc phù hợp nhưng ít nhất, bạn không bị hoang mang mà xác định được bản thân muốn làm gì và phải bắt đầu từ đâu.

Nghiêm túc đánh giá năng lực bản thân

Công việc bạn thích không đồng nghĩa với việc nếu chọn nó, bạn sẽ thành công. Điều này đồng nghĩa với việc tiêu chí chọn nghề cần phải dựa trên nội lực cá nhân. Đó là kiến thức, kĩ năng và tính cách của bạn…

Để đánh giá kiến thức, bạn cần trả lời được câu hỏi: công việc, lĩnh vực bạn hướng tới yêu cầu phải có chuyên môn cơ bản nào. Ví dụ muốn trở thành một hướng dẫn viên du lịch, bạn cần phải có ngoại ngữ tốt, có kiến thức nền tảng sâu rộng. 

Về mặt kỹ năng, bạn phải xem lĩnh vực hay công việc đó cần những kỹ năng gì. Nếu muốn trở thành sales giỏi, bạn cần kỹ năng bán hàng. Muốn trở thành kiến trúc sư, bạn phải có kỹ năng vẽ, muốn thành kế toán, bạn phải có khả năng ghi nhớ, tính toán…

 
leftcenterrightdel
 

Về mặt tính cách, bạn cần tìm hiểu công việc đòi hỏi phẩm chất nào và bạn có nó hay không. Ví dụ, làm việc ở lĩnh vực dịch vụ sẽ phù hợp với người hướng ngoại; làm việc ở lĩnh vực kế toán, lập trình lại phù hợp với người hướng nội.

Ngoài ra, nên đặt thêm một số câu hỏi như: việc làm đó có khiến bạn vui, có mang lại giá trị, ý nghĩa mà bạn mong muốn…

Khi trả lời những câu hỏi trên, không khó để bạn sẽ tìm được công việc phù hợp bản thân. Một công việc phù hợp giúp bạn đi trên con đường sự nghiệp thuận lợi và tự tin hơn.

Xem xét từ nhu cầu xã hội

Hiểu thị trường việc làm, bạn có cơ hội tìm được việc làm có nhu cầu cao về nguồn lao động. Điều này phần nào giúp bạn chọn được nghề có thu nhập tốt hơn so với nghề khác. Ví dụ lĩnh vực công nghệ thông tin hơn hai thập niên qua luôn là nghề “khát” nhân lực và mang lại thu nhập cao cho người lao động.

Trên thực tế, luôn có những nghề được đánh giá cao, dù cho theo thời gian, máy móc, công nghệ có thể tham gia như một “nhân sự”. Tuy nhiên, để tìm ra nhu cầu xã hội không dễ dàng. Hơn nữa, ở thời điểm hiện tại, xu hướng nghề nghiệp thay đổi liên tục, nhanh chóng. Do đó, bạn không nên nghe theo lời khuyên của người khác để theo đuổi ngành hot hay đặt cược sự nghiệp trên xu hướng thị trường.

Hãy tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình, dựa vào nội lực bản thân, tìm hiểu nhu cầu xã hội và tự trải nghiệm để tìm ra công việc tốt nhất.

Trải nghiệm công việc thực tế 

Phải thử thì bạn mới thực sự biết mình có làm được không, dù đó là việc bạn thích. Do đó, tiêu chí chọn nghề là bạn cần tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm công việc một cách cụ thể. Có thể chỉ là một thực tập sinh nhưng bạn cần tận dụng nó để quan sát và trải nghiệm ở từng khâu của công việc.

Sau thời gian trải nghiệm, bạn hãy đánh giá lại xem, bản thân có muốn gắn bó, có yêu công việc đó không. Hay đó là công việc bạn không muốn trải qua thêm bất kể lần nào.

Ngoài ra, không phải ai cũng có cơ hội trải nghiệm tất cả các công việc để tìm ra việc muốn làm. Do đó, bạn nên tìm cách tiếp cận với những nhân sự trong lĩnh vực quan tâm để tìm hiểu thêm. Nếu có thể, hãy xin họ những lời khuyên khi lựa chọn nghề nghiệp. 

Dựa vào các tiêu chí chọn nghề trên giúp bạn có định hướng, mục tiêu rõ ràng trên con đường tìm việc. Chúc bạn thành công!

NGUYỄN LÝ