leftcenterrightdel
 Người dân mua sắm lương thực trong một khu chợ ở Sri Lanka. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong đó, tình trạng “đa khủng hoảng” đề cập đến các cuộc khủng hoảng kinh tế và xã hội lớn, bao gồm tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng, những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và tác động của cuộc xung đột tại Ukraine. Tình trạng này đã gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng đối với các hệ thống năng lượng, lương thực và tài chính trong khu vực.

Cũng theo báo cáo nói trên, “đa khủng hoảng” đã gây ra những cú sốc, căng thẳng mới và sâu sắc thêm, đặc biệt là đối với các nhóm dễ bị tổn thương nhất.

Tổng Giám đốc Điều hành ADB, ông Woochong Um cho biết: “Những cuộc khủng hoảng này đã tạo ra một cơn bão hoàn hảo, làm chệch hướng nền kinh tế toàn cầu, sinh kế của hàng triệu người dân ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương, cũng như tiến trình hướng tới các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs)”.

“Tuy nhiên, đây cũng có thể là một bước ngoặt lịch sử hướng tới một tương lai an toàn hơn, bắt đầu động lực mới để chuyển đổi các hệ thống lương thực và năng lượng. Việc nổi lên từ đa khủng hoảng và xây dựng tính linh hoạt hệ thống sẽ yêu cầu các quốc gia phải ứng phó với những lỗ hổng trước mắt này, đồng thời cũng duy trì sự tập trung vào các mục tiêu phát triển dài hạn hơn”, ông Woochong Um nói thêm.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng lưu ý, nếu không có tiến bộ đáng kể trong việc giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu, các thảm họa liên quan đến khí hậu sẽ trở nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Việc chuẩn bị cho khu vực châu Á và Thái Bình Dương đối phó hiệu quả với các cuộc khủng hoảng đang diễn ra và trong tương lai sẽ đòi hỏi những nỗ lực phối hợp từ các Chính phủ và các chủ thể phi nhà nước ở các cấp khu vực, tiểu vùng, quốc gia, và địa phương, nhằm mang lại sự chuyển đổi toàn diện cho các hệ thống năng lượng, lương thực và tài chính.

Để xây dựng các hệ thống năng lượng và lương thực bền vững và toàn diện hơn, các cơ quan của LHQ và ADB kêu gọi mở rộng quy mô công nghệ, các khung chính sách và đổi mới sáng tạo xã hội, nhằm tăng cường hiệu quả và sản lượng, giảm suy thoái môi trường và gia tăng giá trị cho nông dân và người tiêu dùng.

Được thành lập hồi năm 1966; ADB với 68 quốc gia thành viên, trong đó có 49 quốc gia trong khu vực, cam kết đạt được một khu vực châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, toàn diện, linh hoạt và bền vững, đồng thời duy trì các nỗ lực nhằm xóa bỏ tình trạng đói nghèo cùng cực.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Adb.org)