leftcenterrightdel
  ASEAN cần thúc đẩy Chính sách Nghề cá chung để hỗ trợ tăng cường an ninh lương thực. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Tuy nhiên, sự cạn kiệt ngày càng tăng của các nguồn tài nguyên biển đang đe dọa khu phức hợp công nghiệp biển của ASEAN, làm trầm trọng thêm tình trạng mất an ninh lương thực của khu vực.

Quỹ châu Á nhận thấy rằng, 64% cơ sở nguồn lợi thủy sản ở ASEAN có nguy cơ cạn kiệt đáng kể từ mức trung bình đến cao. Điều này được nhìn thấy rõ nhất khi nguồn cung cá nội địa của Malaysia đang giảm khoảng 20 – 30% và việc nhập khẩu hải sản từ các quốc gia thành viên trong khu vực ASEAN ngày càng bị hạn chế, làm tăng giá lương thực và làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu hụt, gián đoạn nguồn tài nguyên của đất nước cũng như ảnh hưởng đến sinh kế của hàng triệu người.

Một giải thích toàn diện về an ninh lương thực phải được thông qua để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Đông Nam Á. Điều này đặc biệt quan trọng khi thủy sản chiếm 9% xuất khẩu cá toàn cầu.

Các chuyên gia cho biết, các vấn đề đang gây khó khăn cho ASEAN có thể làm suy yếu an ninh hàng hải và hậu quả là bóp nghẹt an ninh lương thực của khu vực. Được biết, khu vực Đông Nam Á đang đối mặt với căng thẳng trong việc đáp ứng nhu cầu do chuỗi cung ứng bị gián đoạn và sự đình trệ của kinh tế toàn cầu. Điều này đòi hỏi cần một giải pháp chính sách tập trung, ngay lập tức để giải quyết xung đột nội bộ xảy ra trong lĩnh vực hàng hải nhằm đảm bảo củng cố vững chắc hơn cho tương lai gần.

Suốt thời gian qua, ASEAN đã thể hiện những nỗ lực lịch sử để bù đắp tình trạng mất an ninh lương thực bằng cách khởi xướng các thỏa thuận an ninh trong Kế hoạch hành động nghề cá giai đoạn 2016 - 2020, thông qua việc ban hành các thỏa thuận chính sách để tăng cường an ninh lương thực.

Có thể nói rằng, sự cải thiện ngay lập tức ở Malaysia và các vấn đề an ninh của ASEAN trong lĩnh vực chính sách hàng hải là vô cùng cần thiết để thông qua một khuôn khổ hợp nhất và toàn diện, nhằm tăng cường các sáng kiến chính sách hiện có, từ đó giúp đảm bảo các nỗ lực bảo tồn hiệu quả hơn, cũng như làm rõ trách nhiệm biển của các thành viên.

Hiện nay, ASEAN đang đối mặt với nhiều thách thức như cướp biển, khai thác quá mức vùng đặc quyền kinh tế… đã và đang góp phần đáng kể vào tình trạng mất an ninh lương thực của khu vực do sự quản lý yếu kém và lực lượng quốc phòng suy yếu. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm đại dương và tình hình thời tiết bất ổn đã và đang ảnh hưởng đến môi trường sống và sản lượng đánh bắt cá.

Trong một thông tin có liên quan, Kế hoạch Hành động Chiến lược về Hợp tác Nghề cá của ASEAN giai đoạn 2021 – 2025 hiện vẫn chưa đầy đủ, vì chưa đưa vào các hoạt động chính sách thúc đẩy phục hồi nguồn cá ở Biển Đông.

Chính sách Nghề cá chung của ASEAN, được mô phỏng theo các chính sách biển của Liên minh châu Âu (EU) sẽ hợp lý hóa và hài hòa các sáng kiến chính sách hiện có để đảm bảo sự phối hợp tốt hơn, kết hợp các chiến lược mới và chính sách về bảo tồn nhằm bảo tồn nguồn lợi biển.

Chính sách Nghề cá chung của ASEAN vẫn chưa được khởi xướng, bởi hiện chính sách này vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Dù vậy, chính sách vẫn cho thấy tiềm năng tăng cường các nỗ lực bảo tồn biển nếu được thực hiện, hướng tới mục tiêu phục hồi nguồn cá cạn kiệt, quản lý các thảm họa môi trường và chống cướp biển.

Thành công của chính sách được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích cho ASEAN, khôi phục các mặt hàng hàng hải thông qua việc chuyển hướng sang một sáng kiến hợp tác chung, trái ngược với những nỗ lực đơn lẻ mà các quốc gia thành viên thực hiện. Điều này sẽ khuyến khích các quốc gia tăng cường tham gia bởi họ được trang bị tốt hơn để giải quyết các mối đe dọa từ đánh bắt trái phép và biến đổi khí hậu.

Nhìn chung, ASEAN nên khám phá khuôn khổ hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng của an ninh hàng hải, chẳng hạn như quản lý và ngăn chặn đánh bắt bất hợp pháp và không theo quy định quy mô lớn, cũng như đối phó với tác động của biến đổi khí hậu để chuẩn bị tốt hơn cho các vấn đề nổi lên trong tương lai.

Đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) đã khiến các quốc gia thành viên ASEAN chịu thiệt hại kinh tế lên đến 6 tỷ USD. ASEAN đã sử dụng các khuôn khổ cụ thể để ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp này nhưng vẫn chưa đủ. Nó đòi hỏi phải có kết hợp chặt chẽ hơn nữa các chính sách nhằm đảm bảo nỗ lực giám sát hoạt động đánh bắt trái phép của khu vực được cân bằng để các chiến lược trở nên hiệu quả.

Theo đó, việc áp dụng dần dần Chính sách Nghề cá chung, dẫn đầu bởi sự hợp tác giữa Liên minh châu Âu (EU) và Malaysia có thể góp phần cải thiện quản trị hàng hải của ASEAN và giảm thiểu các mối đe dọa đối với an ninh lương thực. Mặc dù việc thực hiện khuôn khổ này trong tất cả các lĩnh vực quản trị hàng hải cần được xem xét thêm, nhưng một số chính sách nhất định có thể mang lại lợi ích đáng kể cho ASEAN nếu được thực hiện một cách tích cực.

HẠNH NHI (Lược dịch từ Khmer Times)