Ngày càng ít người muốn sinh con đã và đang gây nên gánh nặng về nhân khẩu cho Hàn Quốc. Ảnh minh hoạ: Munwha/Tuổi trẻ Online |
Tổng tỷ suất sinh của Hàn Quốc giảm xuống còn 0,78 vào năm 2022, thấp nhất thế giới. Điều này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề sinh con ở Hàn Quốc. Con số này thậm chí thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) là 1,59, Pháp (1,79) và Nhật Bản (1,3).
Giới chuyên gia nhận định, nếu chúng ta bỏ qua vấn đề này, dân số Hàn Quốc được cho là sẽ tiếp tục giảm xuống và chỉ chạm mốc dưới 50 triệu người vào năm 2045. Về mặt này, tỷ lệ sinh giảm nghiêm trọng là lời cảnh báo rằng Hàn Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân khẩu học dẫn đến “tuyệt chủng” trong tương lai.
Từ lâu, chính phủ Hàn Quốc đã phải vật lộn để đối phó với vấn đề tỷ lệ sinh thấp bằng cách đầu tư hơn 320 nghìn tỷ Won (tương đương với 245 tỷ USD) trong 17 năm qua. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đạt được nhiều thành quả để cải thiện vấn đề, thể hiện qua tỷ lệ sinh vẫn ở mức thấp là 0,78.
Vậy tại sao thế hệ trẻ của Hàn Quốc lại không muốn có con?
Một câu trả lời liên quan mật thiết đến những kỳ vọng của họ về xã hội nơi họ phải sống với con cái.
Khảo sát gần đây được thực hiện bởi công ty nghiên cứu STI chỉ ra rằng, những người ở độ tuổi 20 – 30 không muốn sinh con vì những lý do như lo ngại đến an ninh nghề nghiệp (chiếm 21%), bất ổn về nhà ở (chiếm 20%) và chi phí chăm sóc con cái (27%).
Từ góc độ tỷ lệ sinh thấp, xem xét đến vấn đề việc làm của thanh niên ở Hàn Quốc. Gần đây, chính phủ Hàn Quốc đã thả nổi chính sách về hệ thống tuần làm việc 69 giờ/tuần. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của chính phủ, phần lớn người ở độ tuổi 20 – 30, được gọi là “Thế hệ MZ” ở Hàn Quốc không đánh giá cao chính sách này.
Tính đến năm 2021, số giờ làm việc trung bình hàng năm của người lao động Hàn Quốc là 1.915 giờ, cao thứ 5 trong số các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ngoại trừ một số nước đang phát triển ở Mỹ Latinh như Mexico và Colombia, Hàn Quốc đứng đầu về số giờ làm việc nhiều nhất trong các nước OECD.
Dựa trên số giờ làm việc hàng ngày, người dân Hàn Quốc đã làm thêm 199 giờ so với những người đồng cấp ở các nước OECD khác. Với tình hình xã hội hiện nay, làm thêm sẽ phá vỡ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của thanh niên, những người đang trong độ tuổi lao động Hàn Quốc.
Thêm vào đó, chất lượng việc làm của những người ở độ tuổi 20 – 30 ở Hàn Quốc đang ngày càng giảm. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên Hàn Quốc là 6,3%, cao gấp 2 lần so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình là 2,9%. Sự khác biệt này cho thấy thế hệ trẻ đang phải vật lộn với tình trạng “thất nghiệp cơ cấu”. Tính đến năm 2021, tổng số lao động tạm thời, không thường xuyên của Hàn Quốc, bao gồm lao động theo hợp đồng, lao động bán thời gian và công việc thuê ngoài chiếm khoảng 38% tổng lực lượng lao động, lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 8 triệu người. Cùng với đó, khoảng cách tiền lương giữa những người làm việc không thường xuyên và thường xuyên đang dần nới rộng. Điều này thể hiện rõ nhất ở mức lương trung bình cho người lao động không thường xuyên là khoảng 54% so với những lao động thường xuyên khác.
Hành động cải thiện tỷ lệ sinh thấp
Khi đề cập đến vấn đề liên quan tới anh ninh nhà ở cho thế hệ trẻ, các chuyên gia và nhà nghiên cứu, khảo sát cho rằng cần cải cách chính sách nhà ở ở Hàn Quốc theo hướng củng cố mối quan hệ không thể tách rời giữa an ninh nhà ở, hôn nhân và sinh đẻ. Để cung cấp một môi trường nơi những người trẻ tuổi sẵn sàng sinh con, chính phủ nên cung cấp thêm nhà cho thuê với điều kiện tốt hơn và đảm bảo là nơi mà các cặp vợ chồng trẻ muốn sinh sống.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thực hiện phương pháp kết hợp chính sách nhà ở cho thế hệ trẻ vào một bộ chính sách để giải quyết vấn đề tỷ lệ sinh thấp.
Bước đầu tiên là giới thiệu hệ thống “Mở rộng quy mô nhà ở khi sinh con”. Theo hệ thống này, một gia đình có thể chuyển đến căn nhà thuê lớn hơn, tuỳ thuộc vào số lượng trẻ em mà họ nuôi. Đồng thời, đáng chú ý là điều kiện cần để sinh con là cung cấp điều kiện nhà ở tốt hơn cho các cặp vợ chồng mới cưới.
Thứ hai, chính phủ nên phát triển một chương trình tài chính nhà ở mới nhắm vào thế hệ trẻ. Chương trình này nên được thiết kế để cung cấp các khoản vay mua nhà với lãi suất khá thấp. Mức lãi suất sau đó có thể được lập trình để giảm dần theo số con mà mỗi gia đình có, cuối cùng chuyển thành “khoản vay không lãi suất” sau khi gia đình đạt được một mục tiêu nhất định (là sinh 3 con).
Kết hợp với nhiều cách thức khác, nhìn chung, tỷ lệ sinh liên tục giảm đã và đang đặt ra một vấn đề nghiêm trọng, đe doạ sự bền vững của Hàn Quốc. Điều quan trọng là lồng ghép tiếng nói của thế hệ trẻ vào các chính sách khả thi, cùng với việc lắng nghe kỳ vọng của họ về một vấn đề thực sự đang tồn tại là gì để chính phủ và người dân cùng nhau giải quyết.