Campuchia có thể tăng cường chính sách phù hợp để tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định RCEP và các nền tảng hợp tác đa phương khác. Ảnh minh hoạ: Thestateman.com/Vietnam+ |
Hiệp định RCEP, hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, là quan hệ đối tác hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và mang lại kinh tế cho tất cả các bên tham gia, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại và đầu tư khu vực, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và phát triển toàn cầu, đặc biệt là trong bối cảnh đối mặt với sự phục hồi kinh tế - xã hội hậu COVID-19 đầy khó khăn.
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) chỉ ra rằng RCEP sẽ hỗ trợ tăng nguồn thu cho các quốc gia thành viên lên khoảng 0.6% vào năm 2030, bổ sung thêm 245 tỷ USD vào doanh thu khu vực và tạo ra 2.8 triệu việc làm mới cho châu Á – Thái Bình Dương.
RCEP gồm thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, đồng thời tạo ra các quy tắc mới cho thương mại điện tử, quyền sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, và hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Mối quan hệ Campuchia – Trung Quốc hưởng lợi từ RCEP
Quan hệ kinh tế giữa Campuchia và Trung Quốc đã và đang đạt được động lực mới sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Campuchia – Trung Quốc (CCFTA) và RCEP chính thức có hiệu lực vào tháng 1/2022.
Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Campuchia, với đầu tư trực tiếp phi tài chính đạt 690 triệu USD trong 11 tháng đầu năm 2022, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Kim ngạch thương mại song phương đạt khoảng 14,5 tỷ USD vào năm 2022, tăng 19% so với cùng kỳ 1 năm trước đó.
Trong tuyên bố cung đưa ra sau chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Campuchia Hun Sen hồi tháng 2, hai bên nhất trí tăng cường hợp tác kiểm tra hải quan, kiểm dịch, thúc đẩy hơn nữa nhập khẩu nông sản chất lượng cao từ Campuchia, cùng với đó là tiếp tục thúc đẩy kết nối “Một cửa” để tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại.
Bằng cách tận dụng triệt để RCEP và CCFTA cũng như các nền tảng quốc tế khác như Hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc, Hội chợ xuất nhập khẩu Trung Quốc và Hội chợ triễn làm Trung Quốc – ASEAN, Campuchia có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như phổ biến hơn sản phẩm của mình tại thị trường Trung Quốc.
Các địa phương ở cả hai quốc gia cũng có thể thể hiện vai trò tương ứng của mình để tận dụng các thoả thuận và nền tảng thương mại song phương, cũng như nền tảng khu vực hiện có nhằm tăng cường hợp tác kinh tế thiết thực, đặc biệt là thương mại hàng hoá, dịch vụ và thương mại kỹ thuật số.
Có thể nói rằng, RCEP mang đến cho cả hai tiềm năng to lớn để hợp tác và tối ưu hoá lợi ích. Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), Campuchia có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Bản báo cáo chỉ ra rằng GDP của Campuchia có thể tăng từ 2% - 3,8% và xuất khẩu cũng có thể tăng từ 9,4% - 18%. Việc tăng trưởng 9,4% trong xuất khẩu có thể tạo nên tác động tăng trưởng hàng năm đạt mức 2% đối với tốc độ tăng trưởng cơ bản, cùng với đó là tăng 3,2% tỉ lệ việc làm trong cả nước. Tác động lớn hơn của mức tăng trưởng xuất khẩu đạt mức 18% có thể chuyển hoá thành 3,8% tăng trưởng GDP và 6,2% tăng trưởng việc làm. Cơ hội việc làm cũng có thể tăng từ 3,2% - 6,2%/năm trong khi tổng mức đầu tư có thể tăng đến 23,4%.
RCEP cũng cung cấp nền tảng và khuôn khổ cho các bên liên quan để triển khai các chương trình và hành động hợp tác kinh tế, với mục tiêu tăng cường khả năng hưởng lợi của doanh nghiệp vừa và nhỏ từ các cơ hội đang nổi lên nhờ sự hội nhập của họ vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
Để tăng cường phát triển
Về vấn đề này, Trung Quốc và Campuchia nên tăng cường hợp tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều quan trọng là phải tạo ra 1 môi trường nơi các doanh nghiệp có thể hoạt động với ít nút thắt và khó khăn.
Trong bối cảnh này, các nền tảng tài chính điện tử như đăng kí kinh doanh, cấp phép và thuế trực tuyến đã mang lại tính liên tục, khả năng tiếp cận và giảm chi phí giao dịch.
Trong tương lai, Trung Quốc và Campuchia nên phát triển hợp tác cụ thể để giúp Campuchia nâng cao năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh và năng lực xuất khẩu, đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ gặt hái đầy đủ lợi ích từ RCEP.
Để đạt được mục tiêu này, thứ nhất, hai nước nên trao đổi các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất trong việc làm thế nào để tăng cường khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào thị trường, cũng như tham gia nhiều hơn vào các chuỗi giá trị toàn cầu bằng cách thúc đẩy và tạo điều kiện cho các mối quan hệ đối tác giữa các doanh nghiệp.
Thứ hai, Trung Quốc và Campuchia nên đẩy mạnh sử dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tăng cường khả năng số hoá của các doanh nghiệp này.
Thứ ba, hai bên cần tăng cường hơn nữa năng lực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, bao gồm cả việc ứng dụng các công nghệ mới nhất.
Thứ tư, Trung Quốc và Campuchia cần thúc đẩy nhận thức, hiểu biết và sử dụng hiệu quả hệ thống sở hữu trí tuệ giữa các doanh nghiệp.
Thứ năm, hai nước cần thúc đẩy quản lý tốt hơn và xây dựng năng lực hình thành các quy định, chính sách và chương trình phù hợp nhằm góp phần phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của đôi bên.