Trồng sâm Bố Chính ở Quảng Nhâm ( A Lưới) |
Hội nghị với mục tiêu lựa chọn được loài dược liệu quý phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện A Lưới, đồng thời tăng cường tuyên truyền, quảng bá tiềm năng và lợi thế của huyện A Lưới nhằm xúc tiến đầu tư, thu hút các nhà đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu, thuốc và thực phẩm chức năng.
Dự án “Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng dược liệu quý” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025.
Theo đó, sẽ khai thác các lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thị trường, nhằm phát huy tiềm năng nguyên liệu và lao động tại chỗ, nhất là lao động người dân tộc thiểu số, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho toàn huyện, đặc biệt là công tác giảm nghèo bền vững huyện A Lưới giai đoạn 2022-2025.
Căn cứ vào kết quả phân tích đất, nước của Viện Nông hóa thổ nhưỡng và định hướng một số cây dược liệu có tiềm năng, phù hợp với địa điểm dự kiến triển khai vùng trồng dược liệu quý, như ba kích, bách hộ, cà gai leo, hà thủ ô, hoài sơn, hy thiêm, mạch môn, nhân trần, sa nhân tím, sâm bố chính, thiên niên kiện, sạ cạn.
Các dự án phát triển dược liệu quý được triển khai thực hiện tại địa bàn huyện A Lưới, tập trung ở xã Hồng Bắc, Quảng Nhâm và một số xã khác sử dụng tối thiểu 50% lao động là người dân tộc thiểu số (ưu tiên các dự án có sử dụng trên 50% là lao động nữ); thời gian thực hiện từ năm 2022 đến năm 2025.
Theo báo cáo khả thi chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2023, dự án trồng cây dược liệu quý có tổng kinh phí đầu tư 229 tỷ đồng (vốn ngân sách nhà nước 68 tỷ đồng, vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội tối đa 96 tỷ đồng, vốn huy động khác là 65 tỷ đồng.