Trồng rừng ngập mặn ở Quảng Lợi (Quảng Điền) giúp cộng đồng ứng phó thiên tai |
Tham dự có đại diện Cục Đê điều và Phòng chống thiên tai, đại diện Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội Quốc tế ISET, tổ chức Plan International tại Việt Nam cùng đại diện một số địa phương gồm Bình Định, Cần Thơ, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Dự án xây dựng khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế do Viện chuyển đổi Môi trường và Xã hội Quốc tế ISET tài trợ có mục đích xác định những điểm mạnh, điểm yếu về khả năng chống chịu với lũ lụt của cộng đồng một cách toàn diện và dưới nhiều lăng kính khác nhau để từ đó xác định các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao khả năng chống chịu cho 5 cộng đồng thuộc 3 xã, phường trên địa bàn tỉnh (phường An Đông, xã Quảng Thọ, xã Quảng Thái).
Các đánh giá trong dự án này được triển khai dựa vào bộ công cụ đánh giá khả năng chống chịu với lũ lụt cho cộng đồng hiện đang được áp dụng ở hàng trăm cộng đồng trên thế giới.
Tham dự hội thảo có 10 bài trình bày của các chuyên gia, các nhà quản lý và đại điện các địa phương chia sẻ kết quả, kinh nghiệm triển khai dự án FRMC tại Việt Nam cũng như thảo luận về khả năng kết nối áp dụng bài học của dự án vào các chương trình, chính sách, kế hoạch PCTT của cộng đồng.
Trong những năm trở lại đây, công các PCTT luôn được các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo, đầu tư nâng cao năng lực PCTT&TKCN.
Dự án nhằm giải pháp phù hợp nâng cao khả năng chống chịu cho 5 cộng đồng thuộc 3 xã, phường trên địa bàn |
Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, việc tham gia tích cực của các tổ chức quốc tế, các nhà tài trợ, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, người dân, phát huy sức mạnh, tinh thần trách nhiệm của xã hội trong công PCTT&TKCN đã góp phần giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.
Phát biểu tại hội thảo, ông Đặng Văn Hoà, Chánh Văn phòng Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh nhấn mạnh, đây là dự án phi công trình có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp cho các địa phương trên địa bàn tỉnh lập được lộ trình, kế hoạch đầu tư cho khu vực ngập lụt, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công tác PCTT trong thời gian đến.
Thừa Thiên Huế đang phấn đấu trở thành đô thị di sản - thành phố trực thuộc Trung ương. Để phát triển bền vững trong môi trường thiên tai ngày càng khắc nghiệt, tỉnh đang nỗ lực huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai thì các hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và các nhà tài trợ góp phần giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, môi trường, bảo đảm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
Đồng thời, đề nghị dự án tiếp tục quan tâm hỗ trợ giai đoạn tiếp theo góp phần nâng cao năng lực cộng đồng thích ứng với thiên tai, lũ lụt.