leftcenterrightdel
 Biến đổi khí hậu, mối lo ngại của tất cả các quốc gia. Ảnh minh họa: AFP/Thanh Niên

Thực tế rất rõ

Tuy nhiên, đó là một thực tế mà người dân châu Á – Thái Bình Dương biết rất rõ. “Những đợt nắng nóng tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”, đặc biệt là mùa nóng ghi nhận tháng trước chỉ là một phần của những tác động khí hậu ngày càng tồi tệ mà chúng ta sẽ phải tiếp tục đối mặt trong những năm tới.

Trong đó, báo cáo mới nhất của Ủy ban nhấn mạnh, mực nước biển đang tăng lên ở một số nơi trong khu vực với tốc độ nhanh hơn tốc độ trung bình toàn cầu, khiến các đảo san hô ở vùng thấp đối mặt với mối đe dọa đang hiện hữu. Tổn thất kinh tế - xã hội hàng năm do biến đổi khí hậu đang gia tăng và có khả năng tăng gấp đôi trong kịch bản khí hậu xấu nhất. Cùng với đó, bất bình đẳng là một mối đe dọa khác khi biến đổi khí hậu quét qua khu vực. Châu Á - Thái Bình Dương đã chiếm hơn một nửa lượng phát thải nhà kính toàn cầu và tỷ lệ này đang tăng lên.

Tuy nhiên, vẫn có một bức tranh hy vọng đối với khu vực, rằng 39 quốc gia đã cam kết trung hoà carbon và nỗ lực từ năm 2050 đến năm 2060 sẽ đạt mục tiêu Net Zero. Được biết, chi phí năng lượng tái tạo đang giảm ở hầu hết mọi nơi, với công suất lắp đặt tăng hơn gấp 3 lần so với thập kỷ trước. Các thiết bị điện đang hiện diện và “gia nhập” ồ ạt vào thị trường của các quốc gia, như: Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan cũng đang ưu tiên sử dụng phương tiện di chuyển bằng điện.

Giới chuyên gia nhận định, xu hướng và động lực này cần phải được thúc đẩy “như tàu cao tốc”. Bởi nếu thực hiện một bước đột phá trong các lĩnh vực khó, điều này sẽ cung cấp cho chúng ta cơ hội tốt để ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu diễn biến thảm khốc hơn.

Thúc đẩy năng lượng tái tạo và chuyển đổi sang nguồn năng lượng bền vững hơn

Trong một thông tin có liên quan, khủng hoảng năng lượng gần đây đã kích hoạt năng lượng tái tạo tiến đến một bước phát triển thậm chí còn nhanh hơn nhờ vào lợi ích an ninh năng lượng của nó. Hiện đang có nhiều cơ hội để tận dụng động lực này và biến nó thành một thời điểm cách mạng.

Theo các chuyên gia, lưới điện xuyên biên giới có thể thay đổi cuộc chơi. Ủy ban Kinh tế - Xã hội châu Á – Thái Bình Dương (ESCAP) đã mô phỏng và xây dựng các kịch bản khác nhau để kết nối lưới điện và mở rộng quy mô năng lượng tái tạo. Nó cho thấy rằng, một hành lang năng lượng xanh, tích hợp lưới điện xuyên biên giới sử dụng năng lượng tái tạo có thể giúp loại bỏ những rào cản cuối cùng của quá trình chuyển đổi năng lượng. Hiện ESCAP đang làm việc với các quốc gia để vạch ra lộ trình cải thiện kết nối lưới điện khu vực thông qua hợp tác.

Sự tăng trưởng vượt bậc của xe điện đã chứng minh rằng, phương tiện di chuyển bằng điện là một khoản đầu tư thông minh và nó là một thứ sẽ giúp ngăn chặn lượng khí thải carbon dioxide từ giao thông vận tải, vốn đã tăng gần 2%/năm trong hai thập kỷ qua.

Thông qua Cơ chế hợp tác khu vực về giao thông carbon thấp, chính phủ các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế đang hợp tác với khu vực công và tư nhân để thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang phương tiện di chuyển carbon thấp, công nghệ năng lượng sạch và hậu cần. Điều này được bổ sung bằng việc học hỏi lẫn nhau và chia sẻ kinh nghiệm trong khuôn khổ Sáng kiến châu Á – Thái Bình Dương về Di chuyển bằng Điện để đẩy nhanh sự thâm nhập của xe điện và nâng cấp đội phương tiện giao thông công cộng.

Quá trình chuyển đổi phát thải về 0 sẽ không hoàn thành nếu không khử carbon cho ngành công nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng khi khu vực châu Á – Thái Bình Dương chiếm gần ¾ lượng phát thải khí nhà kinh toàn cầu trong sản xuất và xây dựng.

Bên cạnh đó, các cân nhắc về khí hậu ràng buộc trong các hiệp định thương mại khu vực có thể là một công cụ mạnh mẽ. Mặc dù các điều khoản liên quan đến khí hậu đã được đưa vào các hiệp định thương mại khu vực của các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, nhưng hiện chỉ có rất ít cam kết cụ thể và ràng buộc. Do đó, để mở ra nhiều lợi ích hơn, chúng sẽ cần phải mở rộng về phạm vi, chặt chẽ hơn về tính nghiêm ngặt và chính xác hơn về nghĩa vụ.

Khi đầu tư nước ngoài xanh hơn, khoản đầu tư này cũng nên được dùng cho những nơi cần thiết nhất.

Được biết, phiên họp sắp tới của Ủy ban sẽ lần đầu tiên tập hợp các quốc gia lại với nhau trong một môi trường liên chính phủ để từ đó cùng nhau xác định các yếu tố thúc đẩy chung cho hành động khí hậu và vạch ra một lộ trình tham vọng hơn. Đây là khởi đầu của một hành trình gian khổ đòi hỏi sự hợp tác, hiểu biết và quyết tâm của chính phủ các nước trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Khu vực cũng được tin tưởng sẽ có những điều kiện cần thiết để đạt được mục tiêu này.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ Jakarta Post)