Các nước cấp thiết phải chung tay thúc đẩy nỗ lực tái toàn cầu hoá chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh hoạ: Báo Thanh Niên |
Chia sẻ với phóng viên báo CNBC bên lề hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra ở Hiroshima (Nhật Bản), bà Ngozi Okonjo-Iweala cho biết: “Có sự tập trung sản xuất quá mức trong một số lĩnh vực nhất định ở một số quốc gia. Tôi nhất trí rằng chúng ta cần xây dựng khả năng phục hồi, rằng thế giới không thể phụ thuộc vào một số quốc gia, đối với một số sản phẩm chính nhất định”.
Theo đó, bà đã đưa ra các ví dụ về dược phẩm và tình trạng khan hiếm vaccine COVID-19 ở một số khu vực nhập khẩu, do các nhà sản xuất đưa ra các hạn chế xuất khẩu trong đại dịch. Bên cạnh đó, Tổng Giám đốc WTO cũng đề cập đến tình trạng thiếu chip bán dẫn quan trọng trên toàn thế giới, điều này đã tạo ra tình trạng sản xuất bị tắc nghẽn trong ngành công nghiệp công nghệ và ôtô.
Người đứng đầu WTO đã đưa ra những lợi ích kép của việc theo đuổi đa dạng hoá ở các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đáp ứng các yêu cầu cung ứng toàn cầu.
“Hãy toàn cầu hoá bằng cách đặt các ngành công nghiệp đa dạng hoá vào các quốc gia này. Hãy tìm kiếm những lĩnh vực và chúng ta có môi trường phù hợp, đa dạng hoá và sử dụng điều đó để đưa chúng từ bên lề vào hệ thống toàn cầu. Điều đó sẽ tái thúc đẩy tăng trưởng ở các quốc gia đó nói riêng và trên thế giới nói chung”, Tổng Giám đốc WTO Ngozi Okonjo-Iweala chia sẻ.
Được biết, việc nhấn mạnh vào “tái toàn cầu hoá” xuất hiện trong bối cảnh tình hình căng thẳng địa chính trị và pháp luật gần đây của Mỹ đã làm dấy lên lo ngại về khả năng phân mảnh thương mại toàn cầu.
Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ - một gói luật xanh về thuế, y tế và khí hậu được Tổng thống Mỹ Joe Biden ký vào tháng 8/2022 đã đưa ra các khoản trợ cấp để thúc đẩy sản xuất xe điện trong nước, đồng thời giải toả “những mối quan ngại nghiêm trọng” ở châu Âu về triển vọng cho hàng hoá xuất khẩu của liên minh.
Số phận thương mại của phương Tây với trung tâm sản xuất chính Trung Quốc cũng bị đặt dấu hỏi, mặc dù trong báo cáo mới nhất, các nhà lãnh đạo G7 đã khẳng định rõ ràng rằng họ không theo đuổi chính sách tách rời kinh tế khỏi Bắc Kinh. Theo nhận định của các chuyên gia, các cách tiếp cận chính sách của phương Tây không được thiết kế để gây hại cho Trung Quốc và phương Tây cũng không tìm cách cản trợ sự phát triển và tiến bộ của Trung Quốc. Một Trung Quốc đang phát triển tuân theo các quy tắc quốc tế sẽ được toàn cầu quan tâm. Khu vực không tách rời hoặc hướng nội. Đồng thời, phương Tây cũng nhận ra rằng khả năng phục hồi kinh tế đòi hỏi phải loại bỏ rủi ro và đa dạng hoá. Tuy nhiên, cần phải thực hiện các bước tiến tập thể và cá nhân để đầu tư vào “sự phát triển kinh tế” của chính mình và giảm bớt “sự phụ thuộc quá mức vào chuỗi cung ứng quan trọng”.