Chính phủ Trung Quốc hồi đầu năm nay đã công bố một sáng kiến ​​mang tên "lưới trời" để phối hợp và hỗ trợ tốt hơn cho chiến dịch bắt giữ và tịch thu tài sản của những quan chức tham nhũng và công bố danh sách 100 người bị tình nghi tham nhũng đã bỏ trốn ra nước ngoài và được xếp vào những đối tượng trong “danh sách đỏ” của Interpol.

"Kể từ khi phát hành “danh sách đỏ” với 100 người có tên, nước ta đã có sự hợp tác tích cực với các cơ quan pháp luật từ nhiều quốc gia khác, và nhận được dấu hiệu về sự xuất hiện của một số nghi phạm đã lẩn trốn suốt một thời gian dài ở nước ngoài", cơ quan giám sát cho biết. "Truyền thông trong và ngoài nước đã có sự hợp tác sâu sắc, người dân chủ động quan tâm, bao gồm cả người dân ở trong và ngoài nước", Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương bổ sung.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters.

Theo thông tin từ chính phủ Trung Quốc, Tính đến cuối tháng 5/2015, 214 nghi phạm đã được đưa trở lại đất nước.

Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch truy quét tham nhũng kể từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012, nhưng đã gặp phải một số khó khăn trong việc hồi hương những quan chức tham nhũng trốn ra nước ngoài và tịch thu các tài sản đó đưa về nước trở lại.

Trung Quốc không có hiệp ước dẫn độ với Mỹ hoặc Canada - hai điểm đến phổ biến nhất đối với những kẻ bị tình nghi phạm tội kinh tế.

Các nước phương Tây thường ngần ngại ký các thoả thuận dẫn độ với Trung Quốc, một phần vì mối quan tâm về tính toàn vẹn của hệ thống tư pháp Trung Quốc và cách cư xử đối với tù nhân. Các nhóm nhân quyền nói rằng, chính quyền Trung Quốc sử dụng biện pháp tra tấn và thường xử án tử hình đối với các trường hợp tham nhũng.

Tố Quyên (lược dịch từ Reuters)