leftcenterrightdel
Nắng nóng ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân Đông Nam Á. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Vietnam+ 

Trước những con số đáng báo động này, Trung tâm Khí tượng Chuyên ngành ASEAN ngày 29/5 cảnh báo nguy cơ khói mù cao hơn trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 do mùa khô kéo dài và gay gắt hơn.

Lực lượng đặc nhiệm khói mù liên cơ quan của Singapore cũng đang điều phối các kế hoạch hành động và đã khuyến cáo công chúng đảm bảo luôn có sẵn khẩu trang N95 và máy lọc không khí.

Làn sóng nhiệt độ cực cao làm gia tăng nguy cơ biến đổi khí hậu do con người gây ra. Nghiên cứu của World Weather Attribution Group cho thấy, đợt nắng nóng vào tháng 4 vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến các khu vực ở Nam và Đông Nam Á và nay có khả năng cao gấp 30 lần do tác động của biến đổi khí hậu.

Trước tình hình này, khử Carbon cho nền kinh tế toàn cầu là câu trả lời lâu dài duy nhất để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu. Nhưng đồng thời, các quốc gia cũng phải đầu tư vào việc xây dựng khả năng chống chịu khí hậu và khả năng phục hồi. Chỉ cần một phản ứng đa chiều về an ninh năng lượng, an ninh lương thực và sức khoẻ cộng đồng là đủ.

Làm mát giữa nhu cầu năng lượng tăng

Đông Nam Á đại diện cho khu vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, khi các phản ứng ngắn hạn có thể làm vấn đề trầm trọng hơn theo thời gian. Nhiệt độ khắc nghiệt dẫn đến nhu cầu sử dụng điều hoà không khí và làm lạnh nhiều hơn, từ đó gây ra việc đốt nhiều nhiên liệu hoá thạch hơn để lấy năng lượng.

Tại khu vực, kế hoạch thực hiện các giải pháp làm mát xanh nhìn chung cần được đẩy mạnh trên khắp Đông Nam Á. Ở những nơi đô thị mở rộng đã thay thế thảm thực vật, nhiệt bị giữ lại bởi bê tông và nhựa đường trong các toà nhà và đường xá vào ban ngày, sau đó toả ra vào ban đêm, dẫn đến hiện tượng đảo nhiệt đô thị.

Tại Singapore, là một phần của Kế hoạch Xanh Singapore 2023, quốc gia này đang triển khai các giải pháp làm mát bền vững, chẳng hạn như làm mát khu vực Tampines. Trong hệ thống tiết kiệm năng lượng này, nước lạnh được tạo ra trong một nhà máy làm mát trung tâm, sau đó được dẫn đến các toà nhà khác nhau thông qua một mạng lưới ngầm để cung cấp điều hoà không khí.

Bên cạnh công nghệ như vậy, các phương án như cây xanh trên đường phố, rừng đô thị và mái nhà xanh cũng có thể giúp làm phát các khu vực đô thị.

Bảo vệ nguồn cung cấp thực phẩm và nước khỏi sóng nhiệt

Mối đe doạ trực tiếp nhất từ sóng nhiệt nằm ở tác động của chúng đối với an ninh lương thực và nước. Nước cần được lưu trữ, phân phối và bảo tồn trong thời gian khó khăn.

Để đối phó với thách thức, tại Singapore đã và đang triển khai thu gom nước mưa, tiết kiệm nước; xử lý nước đã qua sử dụng và khử mặn nước biển…

Các đợt nắng nóng gây thiệt hại cho mùa màng và nguồn cung nước mà chúng ta cần. Các biện pháp nông nghiệp mới không sử dụng nhiều nước, như tưới nhỏ giọt phải được khuyến khích, trong khi nông dân cũng cần được hỗ trợ chuyển đổi sang các giống cây trồng chịu được khí hậu. Luật chống đốt nương làm rẫy phải được thực thi hiệu quả để cắt giảm không chỉ ô nhiễm không khí mà còn là lượng khí thải Carbon.

An ninh lượng thực nhìn chung cũng có thể hỗ trợ bằng cách hạn chế lãng phí. Điều này đặc biệt quan trọng, nhất là khi 1/3 tổng lượng thực phẩm được sản xuất trên toàn thế giới, tương đương với 1,3 tỷ tấn bị thất thoát hoặc lãng phí hàng năm, đóng góp tới 1/10 lượng phát thải nhà kinh toàn cầu.

Đơn cử tại Thái Lan, có tới 50% lượng sắn bị tổn thất ở Thái Lan trong quá trình thu hoạch và sau thu hoạch. Trong khi đó, chỉ có 10% thực phẩm dễ hỏng ở Ấn Độ có kho lạnh, khiến 30% trái cây và rau quả bị lãng phí.

Hỗ trợ lao động làm việc ngoài trời

Trong bối cảnh các đợt nắng nóng sẽ diễn ra thường xuyên hơn, nhiều lao động làm việc ngoài trời ở Nam và Đông Nam Á sẽ phải làm việc cực nhọc dưới nhiệt độ hằng ngày trên 40oC. Hỗ trợ của chính phủ để bảo vệ sức khoẻ của người lao động là rất quan trọng.

Trợ cấp có thể được nhắm mục tiêu để giúp nông dân trồng cây và mua thiết bị phù hợp với thời tiết khắc nghiệt. Người lao động ở các thành phố và vùng nông thôn cũng có thể sớm được hưởng lợi từ các hệ thống cảnh báo sớm, các chương trình tiếp cận cộng đồng và chuẩn bị sẵn sàng tốt hơn.

Các chương trình bảo hiểm có thể giúp chuyển một số rủi ro do nắng nóng nghiêm trọng mà công nhân công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp phải đối mặt sang các công ty bảo hiểm. Bảo hiểm chống lại các hiểm hoạ thiên nhiên hiện chỉ ở mức tối thiểu ở châu Á, với chỉ 17% tổn thất được bảo hiểm.

Nhiệt độ tăng vọt khắp Nam và Đông Nam Á, trận lũ lịch sử ở Bắc Italy, đợt lạnh chết người ở Đông Bắc Á xảy ra hồi năm 2022 được coi là những sự kiện chỉ xảy ra một lần trong một thế kỷ hoặc một lần trong một thập kỷ. Nhưng theo thống kê, những gì đã từng xảy ra đang phổ biến hơn do biến đổi khí hậu. Điều cấp bách là loại bỏ các giả định cũ và Đông Nam Á cần phải hành động khẩn trương trên nhiều mặt trận để ngăn chặn các tình huống xấu nhất.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)