leftcenterrightdel
Tác phẩm "Thần Kinh Nhị Thập Cảnh" của vua Thiệu Trị được thể hiện bằng thư pháp Truyền thừa
Đây là một trong những hoạt động trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 30 năm Quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới.

Triển lãm giới thiệu đến công chúng và du khách 53 bức thư pháp thể hiện 20 bài Ngự chế trong tập thơ Thần Kinh Nhị Thập Cảnh của vua Thiệu Trị với nhiều loại hình bút pháp khác nhau, như: Triện, lệ, chân, hành, thảo… Đây là những bức thư pháp của các nghệ nhân, nhà nghiên cứu thư pháp thuộc hội Thư pháp Truyền thừa Đài Loan (Trung Quốc) tái hiện thành, để triển lãm, trưng bày cho công chúng thưởng ngoạn.

Nói đến thơ phú của các thi gia triều Nguyễn không thể không nhắc tới thơ phú của các vị vua triều Nguyễn. Vua Thiệu Trị là vị hoàng đế thứ ba của triều Nguyễn, được sử sách triều Nguyễn mô tả là một vị hoàng đế thông minh, tận tụy chăm lo việc nước, uyên bác Nho học, yêu thích thơ ca.

leftcenterrightdel
Nhà thư pháp Đài Loan viết thư pháp tại vườn Thiệu Phương 
"Thần Kinh Nhị Thập Cảnh" là một tập thơ gồm 20 bài Ngự chế của vua Thiệu Trị, mô tả 20 cảnh đẹp nổi tiếng của Kinh đô Huế, gồm 7 thắng cảnh tự nhiên và 13 thắng cảnh do con người tạo nên. Đây là những bài thơ ghi lại hứng cảm của vua Thiệu Trị trước cảnh sắc thiên nhiên hữu tình của chốn thần kinh.

Việc triển lãm các tác phẩm thư pháp này là minh chứng cho sự lan toả của những giá trị văn hóa Việt Nam trong lộ trình hội nhập văn hóa quốc tế, cũng là sự khẳng định tầm vóc của những giá trị di sản mang tính chất toàn cầu mà di sản văn hoá Cố đô Huế đang ẩn chứa.

Tin, ảnh: MINH HIỀN