Tuy mới thành lập nhưng ở nhiệm kỳ đầu tiên, từ 15 võ phái, CLB thành viên và tăng dần lên 19 võ phái, Hội VTCT tỉnh đã có nhiều hoạt động đáng chú ý. Bên cạnh phối hợp với các nhà chuyên môn xây dựng các chuyên đề về võ thuật, phục dựng tư liệu lịch sử võ thuật, các kỳ thi võ, Hội còn tham gia biểu diễn tại Festival VTCT trong nước và quốc tế, Đại lễ 1.000 năm Thăng Long… cùng các chương trình “đinh” tại Festival Huế như Thao diễn thủy binh, Hành trình mở cõi, Lễ đăng quang Hoàng đế Quang Trung và các dịp tế Nam Giao, tế Xã Tắc hàng năm của tỉnh.


Ra mắt BHC khóa II, nhiệm kỳ 2015-2020

Với mục tiêu quảng bá hình ảnh của VTCT Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng, Hội đã có nhiều đóng góp và dự thảo đề án của Liên đoàn VTCT Việt Nam về bảo tồn và phát triển VTCT Việt Nam đến năm 2020; sưu tầm, xây dựng thư viện với hàng trăm đầu sách, tư liệu võ học, phòng trưng bày hiện vật cổ liên quan đến võ thuật dân tộc; phối hợp với các nhà nghiên cứu, bác sĩ đông, tây y phổ biến cách luyện tập, các kiến thức giữ gìn sức khỏe đến các tầng lớp Nhân dân và địa phương trên địa bàn toàn tỉnh.

Cũng trong 5 qua, tại liên hoan võ thuật quốc tế tại Chungju – Hàn Quốc, các kỳ ĐH TDTT toàn quốc và một số giải đấu quốc gia, khu vực,  Hội VTCT tỉnh đã đạt được 68 huy chương các loại; có 1 Đại võ sư, 25 võ sư cấp 18, 18 HLV cấp 17, 128 HLV cấp trung cấp, 2 trọng tài quốc gia, 2 VĐV cấp kiện tướng và 1 VĐV cấp 1 quốc gia.

Nhiệm kỳ mới, bên cạnh từng bước đưa VTCT tiếp cận với hệ thống trường học, đầu tư nâng cấp trang thiết bị và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào luyện tập, Hội phấn đấu nâng số trọng tài quốc gia lên từ 2-4 người, số võ sư, HLV cao cấp (cấp 17, 18) lên 50 người; HLV trung cấp lên 150 người, đồng thời tiếp tục bảo tồn và phát huy hơn nữa những nét tinh hoa của VTCT Việt Nam nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng trong mắt bạn bè trong và ngoài nước.

Dịp này, Hội đã bầu và ra mắt BCH nhiệm kỳ mới với 21 thành viên.

 

Tin, ảnh: VĐN