Theo một khảo sát nhanh với hơn 40 học sinh tại một trường tiểu học tại Hà Nội về cách các em quản lý tiền mừng tuổi, kết quả cho thấyphần lớn các em đều có kế hoạch sử dụng đồng tiền có ích và hiệu quả.

Hơn 50% các em lựa chọn tiết kiệm bằng việc đút lợn hay gửi bố mẹ, một số em gửi vào ngân hàng, còn số khác dự định mua đồ dùng cho bản thân hay mua quà cho người thân.

Cô giáo chủ nhiệm cũng nhận thấy sự thay đổi tích cực về việc quản lý tài chính của các em.Cô cho biết, đứng trước đồng tiền, các bạn nhỏ giờ có nhiều sự lựa chọn hơn khi biết phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn để có quyết định chi tiêu hợp lý.

leftcenterrightdel
 

Xây sự tự tin cho trẻ bằng kiến thức tài chính

Từ các kiến thức tài chính được học trong lớp, các bạn nhỏ đã biết vận dụng linh hoạtkhi ở nhà.Như câu chuyện của cậu bé Quang Thắng (10 tuổi, tiểu học Hồng Hà). Trong một lần đi siêu thị, em đã được mẹ “thử thách” bằng việc dùng 100.000 đồng để mua món đồ chơi mình thích hay đồ dùng học tập.Cuối cùng, Thắng chọn mua hộp bútvì “con cần dùng nó mỗi ngày”.

Bên cạnh ý thức được việc kiếm tiền khó và cần tiêu tiền cẩn trọng, các bé cũng phần nào biết sẻ chia với những người yếu thế trong xã hội. Một lần, Bảo Nam (9 tuổi, Trường tiểu học Ban Mai) khiến mẹ bất ngờ và xúc động khi dùng số tiền 50.000 đồng tiêu vặt để giúp đỡ một người khuyết tật trên phố.

Theo phụ huynh của bé Bảo Nam, khi tiếp cận kiến thức tài chính sớm từ ở trường, bé biết về các kỹ năng tài chính như kiếm tiền, tiết kiệm, tiêu tiền và quyên góp. Chị tự hàovì con biết giúp đỡ người khác ngay khi con không có nhiều tiền, điều này giúp bé tự tin hơn, sống lương thiện và ý nghĩa.

Sự thay đổi của Quang Thắng hay Bảo Nam trong cách sử dụng đồng tiền là một trong số rất nhiều “điểm sáng” góp vào bức tranh tích cực trong hàng chục nghìn học sinh được tiếp cận kiến thức tài chính thông qua dự án Cha-Ching tại 210 trường tiểu học tại Việt Nam.

Trực tiếp giảng dạy Cha-Ching, cô Ngọc (giáo viên Tiểu học Ban Mai) cho biết, trong lớp cô dạy, nhiều bé đua nhau “nuôi lợn”hay ấp ủ dự định kinh doanh từ sản phẩm tái chế vừa giảm thiểu rác thải tại trường, lại vừa giúp đỡ được bạn học khó khăn.

leftcenterrightdel
Giáo viên và học sinh Trường Ban Mai trong chung kết “Bé giỏi tiền hay” 

Những rào cản trong quá trình giúp trẻ em Việt tiếp cận các kiến thức tài chính

Giáo dục tài chính cho trẻ là cần thiết, song trên thực tế, việc này không hề đơn giản. Dưới góc độ của đơn vị phối hợp đưa Cha-Ching vào chương trình học tập tại các trường tiểu học, bà Đoàn Bích Ngọc – Giám đốc JA Việt Nam định vị ba rào cản trong quá trình giúp trẻ em Việt tiếp cận các kiến thức tài chính.

Đầu tiên là rào cản tư duy. Bà Ngọc đưa ra thực tế là nhiều gia đình vẫn quan niệm ở lứa tuổi tiểu học, các conchỉ cần học và chơi, các vấn đề tiền bạc có bố mẹ ông bà lo.Thứ hai, bản thân bố mẹ chưa cóđầy đủ kiến thức tài chính, kỹ năng để nói chuyện, thấu hiểu và tư vấn cho con.Điều này có thể dẫn bố mẹ dạy sai phương phápkhiến các bé quá đam mê tiền, hoặc khiến các bé cảm thấy bị áp đặt một lối tư duy không phù hợp. Thách thức thứ ba đến từ thực trạng các chương trìnhgiáo dụctrẻ về quản lý tài chính hiện còn tràn lan, chưa được đo lường về chất lượng và nội dung.

leftcenterrightdel
Các em học sinh tham gia phần hoạt động nhóm trong trò chơi “Cuộc phiêu lưu tài chính cùng Cha-Ching” 

Cha-Ching trang bị kiến thức tài chính cho gần 80.000 trẻ em Việt

Ở góc độ giảng dạy tài chính trong trường học, nhiều thầy cô đã tìm cách đơn giản hoá các kiến thức tài chính khô khanthành bài học trực quan sinh động,dễ hiểu cho trẻ bằng giao trình Cha-Ching.Do đó, Cha-Ching không chỉ giúp đào tạo kiến thức tài chính cho trẻ nhỏ mà còn giúp các thầy cô xây dựng kiến thức, kỹ năngvề truyền đạt, chia sẻ tư duy tài chính cho học trò.

Dự án tập trung vào việc phát triển 4 kỹ năng quản lý tài chính gồm kiếm tiền, tiết kiệm, tiêu tiền và quyên góp cho trẻ em từ 7-12 tuổi. Theo nghiên cứu, đây là giai đoạnthích hợp để định hình nhận thức và tư duy ở trẻ. Các kiến thức về tài chính phù hợp và được truyền đạt theo cách dễ hiểu và thú vị thông qua các bộ phim hoạt hình hay hoạt động thực tiễn sẽ giúp các em dễ dàng tiếp thu.

Dự án Cha-Ching đã được triển khai tại các trường tiểu học ở Hà Nội, Hưng Yên, Hòa Bình và dự kiến tiếp tục mở rộng ở các tỉnh thành khác. Trong 4 năm qua, đã có gần 80.000 học sinh Việt được tiếp cận Cha-Ching, qua sự hướng dẫn của gần 2.100 giáo viên đã được nhận chứng chỉ xác nhận kỹ năng đào tạo trẻ về quản lý tài chính. Các lớp học Cha-Ching trên nền tảng trực tuyến cũng đã được triển khai thành công để học sinh có thể tham gia các hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” ngay tại nhà. Nhiều cuộc thi trong khuôn khổ dự án đã được tổ chức, tạo ra một sân chơi bổ ích để các em thi đua và thực hành kỹ năng về tiền. Thông qua việc giúp các bạn nhỏ ứng xử với đồng tiền tốt hơn, mục tiêu mà Prudence Foundation và Prudential hướng đến là xây sự tự tin về tài chính để tạo nền tảng tương lai vững vàng cho trẻ.

leftcenterrightdel
Ông Marc Fancy - Giám đốc điều hành Prudence Foundation 

“Mọi trẻ em đều có quyền học các kỹ năng sống quan trọng, bao gồm cách quản lý tiền bạc một cách khôn ngoan và đúng đắn.Chúng tôi luôn nhận thức được rằng cần phải có những hành động thiết thực hơn để đưa những kiến thức quản lý tài chính thông minh tới cho ngày càng nhiều trẻ em trên thế giới”–Ông Marc Fancy - Giám đốc điều hành Prudence Foundation chia sẻ.