leftcenterrightdel
Quang cảnh tại buổi làm việc 

Tại buổi làm việc, Giáo sư Kubo Motoki và đoàn công tác đã  phân tích và trao đổi phương án về giải pháp sinh học và cải tạo đất cho cây trồng nhằm nâng cao chất lượng một số sản phẩm đặc sản trên địa bàn tỉnh; giới thiệu về công nghệ chẩn đoán dinh dưỡng đất Sofix giúp hài hòa vật liệu hữu cơ và vi sinh vật và tạo vật liệu hữu cơ tại chỗ vòng tuần hoàn; góp phần tái sản xuất và thân thiện với môi trường nông nghiệp hữu cơ.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cho biết, thời gian qua, tỉnh đã xác định nông nghiệp xanh trong lĩnh vực trồng trọt sẽ tạo ra luồng gió mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các công nghệ xanh để nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, bảo vệ đất và nước trong canh tác, hạn chế sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, VietGAP, nông nghiệp công nghệ cao tại Thừa Thiên Huế đang ngày một phát triển.

Ông Hoàng Hải Minh cho rằng, hiện nay UBND tỉnh đã triển khai các chương trình hành động về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm lớn về khoa học và công nghệ của cả nước giai đoạn 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030; tập trung xây dựng, hoàn thiện Đề án Khu Công nghệ cao Thừa Thiên Huế do đó việc xây dựng Trung tâm Thí nghiệm Sofix tại Thừa Thiên Huế là phù hợp với định hướng của tỉnh và Trung ương.

“Đề nghị Trường đại học Ritsumeikan tiếp tục khảo sát để chọn thêm điểm thử nghiệm tại tỉnh. Chúng tôi cam kết phối hợp để tổ chức khảo sát, chọn địa điểm để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân bón Sofix bắt đầu từ khâu làm đất đến toàn bộ quá trình sinh trưởng, phát triển của cây thanh trà. Về cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm trước mắt sẽ hỗ trợ phòng thí nghiệm tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ. Về lâu dài, tỉnh sẽ chỉ đạo các đơn vị liên quan hỗ trợ công ty trong việc xây dựng trung tâm thí nghiệm phân tích Sofix”, ông Minh nhấn mạnh.

L.THỌ