leftcenterrightdel
Nhiều DN vừa và nhỏ có khả năng nâng cao hiệu quả SXKD tại các CCN nếu có hạ tầng đồng bộ 

Theo các quyết định phê duyệt gần đây của tỉnh, nhất là Quyết định số 137/QĐ-UBND ngày 12/1/2022 và Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 9/1/2023 về điều chỉnh phát triển CCN giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2050, trên địa bàn Thừa Thiên Huế sẽ có 28 CCN, với diện tích 1.405,1ha. Riêng giai đoạn từ 2021-2030 toàn tỉnh được điều chỉnh, nâng cấp, phát triển 21 CCN, với diện tích quy hoạch hơn 956ha; trong đó có 13 cụm được hình thành mới, với vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật hơn 4.066 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn 2021-2025 có tổng vốn đầu tư khoảng hơn 1.375 tỷ đồng nhưng ngân sách địa phương đầu tư hơn 128 tỷ đồng, còn lại là vận dụng các nguồn vốn khác (khoảng hơn 1.247 tỷ đồng).

Mục đích của tỉnh là để di dời các doanh nghiệp (DN), cơ sở sản xuất làng nghề trong khu dân cư không phù hợp quy hoạch vào hoạt động trong CCN. Như vậy các DN sẽ ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường, đầu ra của sản phẩm đáp ứng yêu cầu về sản xuất xanh. Hàng hóa dễ dàng tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy vậy, việc quy hoạch về sử dụng đất, xây dựng, công nghiệp… đã có đầy đủ nhưng đến nay câu chuyện thu hút các DN đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN không dễ.

Những năm gần đây, để nâng cao hiệu quả hoạt động các CCN, giảm gánh nặng ngân sách Nhà nước trong đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật các CCN, tỉnh đã, đang chọn các DN có kinh nghiệm, năng lực đầu tư hạ tầng 6 CCN, như tại xã Hương Phú (Nam Đông); xã Điền Lộc (Phong Điền); xã Phú Diên (Phú Vang); xã Bình Thành (TX. Hương Trà)… Đây là một nỗ lực rất lớn của các ban, ngành chức năng địa phương đã mời gọi các DN tham gia đầu tư hạ tầng các CCN nhưng so với các tỉnh, thành bạn vẫn là con số khiêm tốn. Nguyên nhân là do các DN ngại diện tích CCN nhỏ, vốn đầu tư cao nên hiệu quả đầu tư không cao.

Theo tính toán của các DN thì vốn đầu tư CCN cũng chẳng kém với khu công nghiệp. Do đó, giá cho thuê đất trong CCN sẽ tương đương với giá đất thuê ở khu công nghiệp. Như vậy khi hoàn thành rất khó thu hút DN nhỏ và vừa vào thuê đất. Thêm một nguyên nhân nữa là thủ tục để đầu tư hạ tầng CCN còn rườm rà, chủ yếu liên quan đến đất đai. Cụ thể là bồi thường giải phóng mặt bằng, đất công. Vì vậy, dù tỉnh đã có chính sách hỗ trợ cho DN về đầu tư hạ tầng CCN và DN di dời vào CCN nhưng vẫn chưa tăng được sức hút.

Một số DN cho biết, nếu những vướng mắc về thủ tục đầu tư, đất đai của CCN được tháo gỡ, chính sách hỗ trợ dễ tiếp cận sẽ có nhiều DN đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN.

Nghị quyết số 01/2022/NQ-HĐND tỉnh ngày 25/1/2022 quy định, các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng CCN được hỗ trợ không quá 50% chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, không quá tổng mức hỗ trợ theo định mức hỗ trợ 2 tỷ đồng/ha và tối đa không quá 20 tỷ đồng cho một dự án ở địa bàn có điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn. Đối với các CCN ở địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn thì hỗ trợ 30% chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; không quá tổng mức hỗ trợ theo định mức hỗ trợ 1 tỷ

đồng/ha và tối đa không quá 30 tỷ đồng/DA; rà phá bom mìn, vật nổ và phát triển thị trường (không quá 50 triệu đồng/lượt/DN; mỗi DN không quá 1 lượt/năm và 4 lượt trong suốt quá trình hoạt động tại địa phương.


Bài, ảnh: SONG MINH