Các học viên nhận Giấy chứng nhận của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tại lễ bế mạc |
Diễn ra từ ngày 8 đến 11/8, hội nghị có sự tham gia của hơn 300 học viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy; cán bộ quản lý Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật; lãnh đạo Hội Văn học-nghệ thuật Trung ương và địa phương; cán bộ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật; phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí, các nhà xuất bản; giảng viên các trường đại học, cao đẳng đào tạo về văn học, nghệ thuật ở khu vực phía Nam và một số địa phương khu vực phía Bắc.
Qua 6 chuyên đề tại hội nghị, các học viên đã được củng cố, nắm vững quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, văn học, nghệ thuật của Đảng, Nhà nước; xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong tình hình mới; nắm bắt đầy đủ và sâu sắc hơn thực tiễn đời sống văn hóa, văn học, nghệ thuật, tình hình lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật hiện nay...
Trên cơ sở đó có thêm kỹ năng và kinh nghiệm xử lý một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn, nâng cao năng lực giải quyết các vấn đề mới nảy sinh trong đời sống văn học, nghệ thuật ở các địa phương, đơn vị. Đây là những yêu cầu cơ bản, cần thiết, trực tiếp góp phần nâng cao trình độ, năng lực tham mưu, tư vấn, quản lý công tác văn học, nghệ thuật, góp phần đấu tranh, phản bác các quan điểm, luận điệu sai trái trong văn học, nghệ thuật, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới...
Phát biểu tại lễ bế mạc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương cho biết: Sự đa dạng của thành phần học viên, số lượng học viên có trình độ học vấn cao nhiều hơn so với những hội nghị lần trước, phần nào chứng tỏ hoạt động của Hội đồng và các ban, bộ, ngành, địa phương đã bám sát nhu cầu thực tiễn đời sống văn học, nghệ thuật nước nhà.
Các bài thu hoạch của học viên đã biết cách chọn lọc vấn đề, bám sát nội dung quan điểm về văn hóa văn nghệ qua các Nghị quyết, nhất là Nghị quyết 23-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới; nêu lên nhiều vấn đề cần quan tâm về giữ gìn bản sắc văn hóa, văn học nghệ thuật, quảng bá tác phẩm, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, văn học nghệ thuật trong bối cảnh chuyển đổi số,