leftcenterrightdel
 Mỹ vẫn là nhà đầu tư hàng đầu vào ASEAN. Ảnh minh hoạ: TTXVN/Vietnam+

Cụ thể, theo báo cáo của Lực lượng Đặc nhiệm về Đông Nam Á, thực tế Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất trong khu vực hiện đang chưa được công nhận.

Để thúc đẩy niềm tin vào thực tế này, kết quả của nghiên cứu cho biết, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ vào khu vực đạt tổng cộng 328,5 tỷ USD ghi nhận vào năm 2020 – lớn hơn cả của Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc cộng lại. Đầu tư hàng năm của Mỹ vào khu vực trung bình khoảng 25 tỷ USD/năm.

Đầu tư của Mỹ vào khu vực nhìn chung vẫn cao nhất, mặc dù thương mại của Mỹ trong khu vực ASEAN khi so sánh với Trung Quốc đã giảm hàng năm kể từ 2012.

Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiện có khoảng 6.200 doanh nghiệp Mỹ đang hoạt động trên khắp ASEAN. Thành phần kinh doanh của Mỹ rất đa dạng, bao gồm nhiều dịch vụ tài chính, dịch vụ tư vấn, bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ, hàng tiêu dùng, máy bay, năng lượng, công nghệ thông tin, thương mại điện tử và các lĩnh vực khác.

Về phần mình, ASEAN cũng đầu tư 30,7 tỷ USD vào Mỹ vào năm 2020. Các doanh nghiệp du lịch và giáo dục của Mỹ cũng rất phát triển. Vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, 1,3 triệu người ở các nước trong khu vực ASEAN đã đến Mỹ, cùng lúc đó cũng có hơn 4,8 triệu người Mỹ đến các quốc gia Đông Nam Á.

Các chuyên gia nghiên cứu cũng thống kê được rằng 55.000 sinh viên Đông Nam Á theo học tại các trường đại học Mỹ đã đóng góp hơn 2 tỷ USD cho nền kinh tế nước này.

Báo cáo lưu ý, các hoạt động giao lưu văn hoá và kết nối giáo dục của Mỹ trong khu vực rất rộng mở, nổi bật như Chương trình Lãnh đạo Khách Quốc tế (IVLP) và Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI).

Hiện cũng có 700 suất học bổng Fulbright giữa Mỹ và các quốc gia thành viên ASEAN được trao hàng năm…

Tất cả những chương trình này là bằng chứng về những nỗ lực của chính phủ Mỹ trong việc thu hút người dân ASEAN vào các lĩnh vực văn hoá và giáo dục. Nhiều chương trình thực sự đáng khen ngợi và có tác động lớn (đặc biệt là Fulbright và YSEALI). Tuy nhiên, có một sự thật đang tồn tại là hầu hết các chương trình này không quá nổi tiếng trong khu vực. Do đó cần phải triển khai nhiều hoạt động hơn nữa để công khai chúng.

Cũng theo nghiên cứu, nếu Mỹ muốn cạnh tranh hiệu quả trên khắp Đông Nam Á, chính phủ Mỹ buộc phải nỗ lực quan hệ công chúng nhiều hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)