Hợp tác là chìa khóa để ASEAN và Trung Quốc phát triển hơn trong tương lai. Ảnh minh họa: congthuong.vn/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam |
Sự gần gũi về địa lý giữa các quốc gia thành viên ASEAN và Trung Quốc đã đóng vai trò là nền tảng trong việc định hình mối quan hệ của đôi bên và tạo điều kiện cho các tương tác, trao đổi và hợp tác thường xuyên diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Sự gần gũi này không chỉ thúc đẩy phát triển các mối quan hệ ngoại giao mạnh mẽ, mà còn tạo điều kiện và cho phép người dân, hàng hóa và các sáng kiến có thể di chuyển và trao đổi dễ dàng giữa các thành viên ASEAN và Trung Quốc. Biên giới chung trên bộ, các tuyến hàng hải và sự hiện diện ngay lập tức trong khu vực đã và đang tạo ra một môi trường thuận lợi cho sự tham gia và hợp tác bền vững, cũng như thúc đẩy cảm giác quen thuộc và hiểu biết lẫn nhau.
Đã hai thập kỷ trôi qua kể từ khi Trung Quốc phê chuẩn Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác với ASEAN. Cột mốc quan trọng này là thời điểm thích hợp để phản ánh sự phát triển của quan hệ đối tác Trung Quốc – ASEAN, cũng như chỉ rõ sự đóng góp của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh hòa bình và ổn định khu vực. Trong những năm qua, mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa ASEAN và Trung Quốc đã đạt được những thành tựu quan trọng và cho thấy tiềm năng hợp tác đôi bên cùng có lợi.
Mặc dù đã đạt được những tiến bộ đáng kể, nhưng vẫn còn tồn tại những thách thức trong quan hệ đối tác ASEAN – Trung Quốc. Giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông và đảm bảo thực hiện hiệu quả các thỏa thuận hiện có sẽ tiếp tục cam kết và duy trì đối thoại. Bên cạnh đó, duy trì sự minh bạch, tuân thủ luật pháp quốc tế và thúc đẩy các cơ chế giải quyết hòa bình sẽ là điều cần thiết để xây dựng lòng tin và sự tin cậy giữa Trung Quốc và ASEAN.
Được biết, một trong những thành tựu quan trọng trong quan hệ đối tác ASEAN – Trung Quốc là thiết lập mối quan hệ kinh tế bền chặt. Trong đó, Trung Quốc đã nổi lên là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN kể từ năm 2009, với khối lượng thương mại tăng dần qua các năm. Cụ thể, vào năm 2022, kinh ngạch thương mại song phương đạt 975,3 tỷ USD. Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc đã góp phần mở rộng thương mại và đầu tư, mang lại lợi ích cho cả hai bên. Phiên bản 3.0 của đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) đã chính thức được triển khai vào đầu năm nay nhằm tiếp tục tự do hóa và tạo thuận lợi cho dòng chảy thương mại song phương.
ACFTA 3.0 được thiết lập để phối hợp hài hòa với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại khác trong khu vực. Mối quan hệ hợp tác năng động này nhằm mục đích thúc đẩy khu vực trở thành một trung tâm tăng trưởng thịnh vượng được đánh dấu bằng sự cởi mở, hòa nhập và thịnh vượng chung.
Hiện nay, hơn 90% hàng hóa (khoảng 7.000 loại) được hưởng lợi từ ưu đãi miễn thuế giữa Trung Quốc và ASEAN. ACFTA 3.0 sắp tới nhằm mục đích giảm hơn nửa thuế quan, thiết lập các quy định mới về hải quan, kiểm tra và kiểm dịch, đồng thời tăng cường tự do hóa và đơn giản hóa thương mại, đầu tư. Điều này cũng sẽ giúp bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích của người tiêu dùng ở cả đôi bên, thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa cũng như tạo thêm cơ hội việc làm.
Ngoài quan hệ kinh tế, quan hệ đối tác ASEAN – Trung Quốc còn thúc đẩy giao lưu nhân dân sôi động. Kết nối là trọng tâm của hợp tác ASEAN – Trung Quốc, thúc đẩy thương mại, du lịch và giao lưu nhân dân. Bên cạnh đó, hai bên cũng tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực an ninh phi truyền thống như chống khủng bố, quản lý thiên tai và tội phạm xuyên quốc gia.
Mặc dù đã và đang đạt được những tiến bộ đáng kể trong quan hệ đối tác ASEAN – Trung Quốc, vẫn có những lĩnh vực mà hợp tác sâu hơn nữa có thể mang lại lợi ích chung. Các nỗ lực nên tiếp tục tập trung vào tăng cường giao lưu nhân dân, thúc đẩy hiểu biết văn hóa và đẩy mạnh phát triển bền vững. Hợp tác môi trường, chia sẻ công nghệ và kết nối kỹ thuật số cũng rất hứa hẹn cho sự hợp tác sâu rộng. Bằng cách phát huy những thành tựu trong quá khứ, ASEAN và Trung Quốc có thể mở ra tiềm năng to lớn cho tương lai thịnh vượng chung, hội nhập khu vực sâu rộng và phát triển bền vững hơn.
Khi các thành viên ASEAN và Trung Quốc đối mặt với những thách thức trong tương lai, điều quan trọng là phải duy trì động lực tích cực, củng cố niềm tin lẫn nhau và tiếp tục hợp tác để đảm bảo một tương lai hòa bình và thịnh vượng cho khu vực. Quan hệ đối tác ASEAN – Trung Quốc là một ví dụ điển hình về hợp tác và ngoại giao trong một thế giới đang ngày càng nỗ lực kết nối với nhau.