Báo cáo cũng trích dẫn ý kiến của một quan chức hàng đầu Iran cho biết, nước này đang thúc đẩy các thành viên khác của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đổi mới hệ thống hạn ngạch của Cacten.


Một nhà máy lọc dầu ở thủ đô Tehran, Iran - Ảnh: wsj.

Các bước phát triển này có thể sẽ dẫn đến một cuộc đụng độ với Saudi Arabia, khi quốc gia này cũng đang tranh giành để nâng cao số lượng xuất khẩu của riêng nước mình và phản đối việc áp dụng trở lại hệ thống hạn ngạch sản lượng mà OPEC về cơ bản đã từ bỏ vào năm 2011 sau khi các nước thành viên mâu thuẫn về mức sản lượng có thể được khai thác.

Những nỗ lực của Iran nhấn mạnh đến việc làm thế nào để đất nước có thể trở lại hoàn toàn với thị trường xuất khẩu một khi Tehran đạt được thỏa thuận với 6 cường quốc thế giới, trong đó bao gồm việc dỡ bổ lệnh trừng phạt để đổi lấy việc kiếm chế các hoạt động hạt nhân của Iran.

Hạn chót mới nhất cho thỏa thuận này là ngày 7/7 và các quan chức cho biết, các yếu tố của thỏa thuận đã được thống nhất vào cuối tuần qua, mặc dù vẫn còn tồn tại một số điểm mấu chốt có thể nhấn chìm thoat thuận.

Lệnh trừng phạt phải được dỡ bỏ, Phó bộ trưởng Dầu mỏ của Iran phụ trách vấn đề lập kế hoạch và giám sát, ông Mansour Moazami, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng, xuất khẩu dầu của nước này sẽ đạt 2,3 triệu thùng/ngày, so với khoảng 1,2 triệu thùng/ngày như hiện nay.

 

Tố Quyên (lược dịch từ WSJ)