Hoạt động thả tôm, cá giống tại Khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đá Dầm, xã Lộc Điền

Tiến sĩ Chu Thị Hoa, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp cho biết: KTTH là một hệ thống kinh tế có tính tái tạo và khôi phục, thông qua việc thay đổi cách mà hàng hóa, dịch vụ được thiết kế, sản xuất và tiêu dùng; từ đó kéo dài tuổi thọ của vật chất, chuyển chất thải từ điểm cuối của vòng sản xuất hay tiêu dùng trở lại điểm đầu, giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường. KTTH không phải là một mô hình đồng nhất cho cả nền kinh tế, mà nó là nhiều mô hình khác nhau được xây dựng theo cùng một triết lý là tái tạo và khôi phục.

Nước ta đã xuất hiện một số mô hình mới, tiến tới gần hơn với nền KTTH như mô hình khu công nghiệp sinh thái; mô hình chế biến phụ phẩm thủy sản; liên minh tái chế bao bì Việt Nam… Việt Nam cũng đã có một số điển hình thành công, như mô hình vườn - ao - chuồng, rừng - vườn - ao - chuồng, hệ thống trồng cây - nuôi cá kết hợp, sáng kiến không xả thải ra thiên nhiên, sáng kiến tái chế nắp bia Tiger thành sắt làm cầu tại Tiền Giang, ống hút làm từ cỏ và gạo thay thế cho ống hút nhựa…

Tại hội thảo, UBND huyện Phú Lộc đã có một số kiến nghị, giải pháp để xây dựng và hoàn thiện pháp luật thúc đẩy việc thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam hiện nay. Trong đó, cần quy định cụ thể trách nhiệm của nhà sản xuất, nhà phân phối trong việc thu hồi, phân loại, tái chế hoặc chi trả chi phí xử lý các sản phẩm thải bỏ dựa trên số lượng sản phẩm bán ra trên thị trường; bổ sung thêm các quy định về quản lý dự án theo vòng đời; bổ sung tiêu chuẩn về môi trường. Xây dựng hệ thống pháp lý rõ ràng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường bằng việc đánh thuế cao các loại chất thải, đồng thời, có chính sách ưu đãi với sử dụng năng lượng tái tạo, nhiên liệu sinh học, tái chế rác thải…

PHÚC HIẾU