Toàn cảnh Hội nghị sơ kết giữa nhiệm kỳ |
KTGS là những chức năng lãnh đạo của Đảng, có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, là nhân tố bảo đảm chủ trương, đường lối, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng được thực hiện nghiêm túc, có hiệu lực, hiệu quả, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCĐ; giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; ngăn chặn đẩy lùi những biểu hiện tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; góp phần tăng cường kỷ luật của Đảng, tạo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng và củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.
Về phương pháp KTGS, tùy theo nội dung, tình huống cụ thể để sử dụng phương pháp phù hợp. Song, tất cả các phương pháp đều phải đảm bảo tính nguyên tắc trong công tác xây dựng Đảng. Các phương pháp đòi hỏi sự chính xác, kịp thời, khoa học, gắn với sự kiên trì giáo dục, thuyết phục khi thu thập chứng cứ, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan pháp luật.
Qua KTGS giúp cấp ủy, TCĐ đánh giá đúng tình hình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị; làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân, nhất là cấp ủy viên, cán bộ chủ chốt, những nơi có vấn đề phức tạp, có biện pháp khắc phục kịp thời. Có những kết quả đó, ngoài việc tổ chức đảng, UBKT các cấp đã chủ động, tích cực theo dõi, nắm bắt tình hình để KTGS thì vai trò tự giác, nêu gương, tự KTGS của TCĐ và đảng viên là nhân tố hết sức quan trọng, quyết định cơ bản vào chất lượng, hiệu lực, hiệu quả về công tác KTGS.
Thực tiễn đã chứng minh, cuộc KTGS nào mà TCĐ, đảng viên là đối tượng được KTGS nêu cao được tính tự giác, trung thực, phát huy đầy đủ tính gương mẫu của cán bộ, đảng viên thì cuộc KTGS đó chất lượng rất cao, hiệu lực, hiệu quả rất tốt và tính lan tỏa mạnh. Ngược lại, cuộc KTGS nào mà TCĐ, đảng viên là đối tượng được KTGS không trung thực, thiếu tự giác, che giấu những khuyết điểm, sai phạm… thì cuộc KTGS đó chất lượng và hiệu quả thấp, thời gian kéo dài so với quy định. Nói như vậy không có nghĩa rằng, nếu đối tượng KTGS không tự giác, không hợp tác thì không thực hiện được công tác KTGS, mà ở đây đang thể hiện tính nhân văn của Đảng trong công tác KTGS và thi hành kỷ luật.
Trong công tác KTGS, cần thống nhất biện chứng giữa hai phương pháp: Thứ nhất, đẩy mạnh tuyên truyền, phát huy và nâng cao tính gương mẫu, tự giác của cán bộ, đảng viên trong cuộc sống và trong công tác KTGS của Đảng; khơi dậy tính gương mẫu tự giác của cán bộ, đảng viên thông qua sự đánh giá, tương tác của Nhân dân; vì ngày nay, trình độ nhận thức, trình độ học vấn của Nhân dân ngày càng được nâng cao. Họ ngày càng ý thức hơn về quyền làm chủ, nên sự gương mẫu của người cán bộ, đặc biệt người đứng đầu, cán bộ cấp cao, sẽ có sức lan tỏa rất lớn, do đó, cán bộ, đảng viên phải là tấm gương sáng cho Nhân dân noi theo. Thứ hai, công tác KTGS của Đảng phải có lý, có tình, dựa trên tình đồng chí sâu sắc. KTGS không phải để truy tìm khuyết điểm, vi phạm để kỷ luật, mà quan trọng nhất là KT để giúp TCĐ, đảng viên nhận ra và khắc phục khuyết điểm, hạn chế, phát huy những ưu điểm, phấn đấu ngày càng tiến bộ, từ đó sẽ nâng cao ý thức tự giác của TCĐ, đảng viên.
Thực tế cho thấy, ở một số vụ việc, do chúng ta chưa làm tốt công tác này dẫn đến TCĐ, đảng viên luôn tìm cách né tránh, hoặc che giấu khuyết điểm, hoặc vi phạm dù đã rõ, song không nhận khuyết điểm, hoặc qua KTGS biết đến đâu thì nhận đến đó, vì sợ bị kỷ luật, sợ mất thành tích... Công tác KTGS cần hướng tới rèn tính tự giác để TCĐ, đảng viên chủ động báo cáo trung thực với tổ chức khi được KTGS, tự giác báo cáo những kết quả và những vi phạm và cao hơn nữa là tự giác nhận hình thức kỷ luật trước tổ chức.