"Sau khi nhận được văn bản yêu cầu từ các nước quan tâm và nhìn thấy quan điểm của các bên, Tòa án Trọng tài cho phép chính phủ các nước Malaysia, Cộng hoà Indonesia, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Vương quốc Thái Lan và Nhật Bản, được gửi đến một phái đoàn như quan sát viên", tòa án trọng tài của Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết trong một tuyên bố.

Đoàn đại biểu Philippines trước phiên toà ở The Hague, Hà Lan - Ảnh: Philstars.

Trước đó, tòa án quyết định, các phiên điều trần bắt đầu từ ngày 7/7 sẽ không được mở cửa cho công chúng.

Philippines đã phái một nhóm các quan chức hàng đầu đến tranh luận tại phiên toà ở The Hague, Hà Lan, dẫn đầu bởi Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario, cùng với sự tham dự của Bộ trưởng Tư pháp Leila de Lima, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin, Thẩm phán Tòa án Tối cao Antonio Carpio và nhiều đại biểu chủ chốt khác.

Philippines đã đệ trình vụ kiện lên tòa án quốc tế trước thách thức về tuyên bố chủ quyền đối với đường 9 đoạn của Trung Quốc, bao gồm gần như toàn bộ Biển Đông, trong đó có cả 200 hải lý trên vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ).

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đã tiến hành các dự án cải tạo đất khổng lồ tại quần đảo Trường Sa, biến rạn san hô này vào hòn đảo nhân tạo có khả năng chứa các công trình quân sự, trang thiết bị và nhân sự.

Tố Quyên (lược dịch từ Globalnation & ANN)