“Đối lập với các biện pháp trừng phạt đơn phương là sự đồng thuận mà các nhà lãnh đạo của các nước BRICS đã đạt được trong Tuyên bố Ufa và điều đó đại diện cho lập trường chính trị của các nước”, ông Zhang nói.
Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Ufa, Nga. Ảnh: PTI
|
Bên cạnh đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng lên tiếng ủng hộ Nga khi cho rằng, các biện pháp trừng phạt đơn phương đang làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu. Do đó, các nền kinh tế BRICS cần tăng cường hợp tác hơn nữa. Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn trong lập trường của Ấn Độ về vấn đề này. Tuy không nói rõ nhưng ý kiến của ông Modi được xem như một sự phản đối đối với Mỹ và các nước phương Tây khác khi các nước này đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt chống lại Nga kể từ năm 2014 do cáo buộc Moscow có tham gia vào các cuộc xung đột quân sự ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ cáo buộc trên.
Sau sự suy thoái các mối quan hệ với phương Tây, Moscow đã và đang tăng cường hợp tác với Ả Rập, các nước Mỹ Latinh và châu Á, bao gồm cả với các đối tác của BRICS.
BRICS là tên gọi của một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, là một diễn đàn để bày tỏ lợi ích và cùng hoạch định những hoạt động chung trong khối.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputniknews& Dailymail)