Lệnh ngừng bắn kéo dài 6 ngày chính thức có hiệu lực ngay trước nửa đêm ngày 10/6, nhưng cuộc đụng độ giữa phiến quân Shiite và các chiến binh trung thành với Tổng thống Exiled Abedrabbo Mansour Hadi do Iran hậu thuẫn vẫn diễn ra ở một số khi vực, trong khi các cuộc không kích của liên minh do Arab Saudi dẫn đầu vẫn nhắm mục tiêu vào các vị trí của phiến quân.

LHQ hy vọng thỏa thuận này sẽ được giữ vững cho đến khi kết thúc tháng ăn chay Ramadan của người Hồi giáo vào thứ 6 tuần tới, cho phép những viện trợ vô cùng cần thiết có thể đến được với dân thường. Nhưng khi các trận chiến khốc liệt nối lại chỉ vài giờ sau khi lệnh ngừng bắn được cho là có hiệu lực thì những nỗ lực để chấm dứt bạo lực cũng tiêu tan, khi mỗi bên đều cáo buộc phía còn lại không tham gia các nỗ lực hòa bình một cách nghiêm túc.

Liên minh nói rằng "vẫn chưa nhận được bất kỳ yêu cầu nào từ chính phủ Yemen hợp pháp về một thỏa thuận ngừng bắn hoặc chấm dứt các hoạt động quân sự." Theo phát ngôn viên của liên minh - Thiếu tướng Ahmed al-Assiri, liên minh "không liên quan đến thỏa thuận ngừng bắn này".

Thỏa thuận ngừng bắn lần này được tuyên bố sau khi Tổng thư ký LHQ Ban Ki Moon nhận được cam kết từ Tổng thống Yemen Hadi và lực lượng Huthis rằng thoả thuận sẽ được tôn trọng.

Tuy nhiên, lãnh đạo lực lượng nổi loạn Huthi nói rằng, "chúng tôi không có nhiều hy vọng lệnh ngừng bắn sẽ thành công" và cho biết thành công của nó "phụ thuộc vào cam kết của chính quyền Saudi".

Phát ngôn viên của lực lượng vũ trang liên minh với phiến quân, Chuẩn tướng Sharaf luqman, hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắn, nhưng cho biết lực lượng của ông chỉ "thực hiện quyền của quốc phòng". "Bất kỳ sự vi phạm nào đối với thỏa thuận ngừng bắn của những kẻ xâm lược cũng sẽ đẩy các lực lượng vũ trang của chúng tôi đến việc trả đũa," ông nói thêm.

Nếu thỏa thuận này được tôn trọng, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác khác sẽ có thể tiếp cận được với hơn 2,37 triệu người cần cứu trợ.

Đã hơn một tuần kể từ khi LHQ tuyên bố tình trạng nhân đạo khẩn cấp cấp độ 3 ở Yemen, mức cao nhất trong quy mô của nó, gần một nửa đất nước phải đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực. Hơn 21,1 triệu dân - chiếm hơn 80% dân số của Yemen - cần trợ giúp, trong đó có 13 triệu người đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực.

Phát ngôn viên của Chương trình Lương thực Thế giới Abeer Etefa nói rằng, thỏa thuận ngừng bắn là "hy vọng cuối cùng của chúng tôi" để tiếp cận những người dân nghèo.

 

Bảo Nghi (lược dịch từ AFP & CNA)