Sẽ là một tiềm năng nếu các doanh nghiệp Singapore tiếp cận với các đối tác Việt Nam thông qua văn hóa như văn hoá ăn, uống. Ảnh minh họa: Báo Tuổi trẻ Thủ đô |
Đó là một trong những bài học quan trọng mà doanh nhân Christian Lee đã thu nhận được khi trở thành một trong số 120 đại biểu Singapore tham gia sự kiện gần đây của Spotlight Singapore, diễn ra tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh vào cuối tháng 10 vừa qua.
Doanh nhân Christian Lee, người đồng sáng lập công ty khởi nghiệp về giải pháp âm thanh Cinewav cho biết: “Ở Singapore, chúng tôi đã quen với việc bàn luận vào vấn đề chính một cách nhanh chóng. Nhưng ở Việt Nam, đi chậm hơn cũng được để hướng đến mục tiêu xây dựng mối quan hệ trong một bữa ăn và không vội vàng lao vào công việc ngay lập tức. Đây là điều chúng tôi sẽ triển khai trong chiến lược kinh doanh của mình tại thị trường Việt Nam trong tương lai”.
Thu hẹp khoảng cách thông qua nghệ thuật và văn hóa
Đối với hầu hết các doanh nhân, việc tận dụng văn hóa như một công cụ quyền lực mềm để củng cố quan hệ kinh doanh chặt chẽ, xuyên biên giới có thể không phải là cách trực quan nhất.
Tuy nhiên, đó chính xác là mục tiêu của nền tảng ngoại giao văn hóa Spotlight Singapore với khẩu hiệu “Kinh doanh với cái bắt tay văn hóa”.
Được tổ chức bởi Liên minh Văn hoá Toàn cầu và một thương hiệu của The Rice Company Limited (TRCL), nền tảng này nhằm mục đích thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện trao đổi kinh doanh giữa Singapore và các nền kinh tế hàng đầu. Trong đó, Việt Nam được chọn là điểm đến năm nay để kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao và 10 năm quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước.
Đối với 70 doanh nhân trong chương trình kinh doanh của Spotlight Singapore tại Việt Nam (SSVietnam), chương trình kết hợp của phái đoàn thương mại, sự kết hợp giữa hội nghị kinh doanh, trò chuyện bên lề và các hoạt động văn hóa trong 7 ngày là một điểm thu hút độc đáo.
Daniel Ho, Giám đốc điều hành công ty tư vấn kinh doanh Strategic Creative Consulting cho biết: “Các chuyến công tác kinh doanh khác thường có xu hướng một chiều, nhưng chuyến đi này rất toàn diện. Chúng tôi có nhiều cơ hội để hiểu hơn về văn hóa, con người và lối sống của Việt Nam và điều này thực sự đặt nền tảng để chúng tôi có thể kinh doanh ở thị trường này”
Trong một ý kiến khác, Kevin Ng, người sáng lập studio Vicinity nhận thấy rằng các phân đoạn, hoạt động văn hóa trong khuôn khổ sự kiện đã mang lại sự hiểu biết sâu sắc khi họ vạch ra những điểm khác biệt chính trong công tác sản xuất nội dung giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Miền Bắc, với nguồn gốc lịch sử, thường kết hợp các yếu tố cộng hưởng với quá khứ của mình. Trong khi miền Nam có tính quốc tế hơn. Khu vực thường có xu hướng sáng tạo nên các nội dung mang hơi hướng hiện đại. Chính những quan sát mới này sẽ cho phép Vicinity điều chỉnh nội dung video tốt hơn để phù hợp với sở thích của khu vực.
Tạo kết nối kinh doanh mới
Cũng trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu cũng có cơ hội giao lưu cùng các đối tác Việt Nam tại hai hội nghị doanh nghiệp diễn ra tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh do SSVietnam tổ chức.
Được biết, các chuyên gia kỳ cựu trong ngành đã tham gia các cuộc thảo luận chuyên đề và phiên họp toàn thể để chia sẻ về các chủ đề như triển vọng và thách thức khi kinh doanh cả ở Việt Nam và Singapore, cũng như cách các doanh nghiệp có thể thành lập công ty tại thị trường này.
Một chủ đề chung rất được các diễn giả quan tâm là các doanh nhân Singapore cần nhạy cảm hơn với sự khác biệt về văn hoá và dành thời gian xây dựng mối quan hệ với các đối tác Việt Nam.
Amy Wee, Giám đốc Liên đoàn Doanh nghiệp Singapore tại Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp Singapore tham gia vào thị trường với tư duy “cởi mở và trung thực”.
Trong đó, “người Việt Nam thích làm việc với những người mà họ tin tưởng, những người mà họ coi như bạn bè. Vì vậy, hãy tạm thời ngưng bắt đầu ngay với công việc, hãy thử bắt đầu cuộc trò chuyện với việc ngồi trên những chiếc ghế đẩu nhỏ và uống trà, ăn bún chả”, chuyên gia Amy Wee chia sẻ.
Cũng là một lời khuyên khác, doanh nhân Christian Lee của Cinewav với kinh nghiệm tạo dựng được nhiều hợp đồng với các đối tác Việt Nam cho rằng, trước tiên, cần có một chủ đề nhất định về việc xây dựng mối quan hệ kinh doanh thông qua nhận thức về văn hoá. Có thể tiếp cận từ tốn và thận trọng, thay vì chỉ nói “được rồi, chúng ta thỏa thuận thôi”.