Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ kỳ vọng, đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới không ngừng nỗ lực vươn lên thoát nghèo |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững (GNBV) tỉnh Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Phó Thường trực Ban Chỉ đạo GNBV tỉnh Nguyễn Thanh Bình; UVTV Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Nam Tiến; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Chí Tài dự hội nghị. Cùng dự hội nghị còn có hơn 300 đại biểu; trong đó, có các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, huyện A Lưới.
Qua phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” cho thấy, các dòng họ, dòng tộc, làng, bản và người dân trên địa bàn toàn tỉnh tích cực tham gia hưởng ứng và đạt được những kết quả quan trọng; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Từ phong trào đã kéo giảm hộ nghèo toàn tỉnh từ 4,93% cuối năm 2021 xuống còn 3,56% cuối năm 2022 và phấn đấu hết năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,79%, đủ điều kiện để đưa A Lưới thoát khỏi 74 huyện nghèo của cả nước.
Kết quả đó là nhờ, 9/9 huyện, thị xã và TP. Huế tổ chức lễ phát động phong trào “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo”, với 131/141 xã, phường, thị trấn. Thông qua lễ phát động đã huy động được 5.913 triệu đồng để hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở, tặng các mô hình sinh kế cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh. Từ tháng 10/2022 đến tháng 9/2023, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp cũng đã huy động được 15,683 tỷ đồng, giúp đỡ cho người nghèo xóa nhà tạm, xây dựng nhà đại đoàn kết, hỗ trợ vốn sản xuất... với số tiền 17,850 tỷ đồng; hỗ trợ sửa chữa, xây dựng 438 ngôi nhà, trị giá 9,051 tỷ đồng; hỗ trợ vốn sản xuất cho 231 hộ nghèo, trị giá 1,206 tỷ đồng.
Đến nay, 100% dòng họ, dòng tộc của các địa phương cam kết không phát sinh hộ nghèo trong dòng họ, dòng tộc. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh vẫn còn những tồn tại, hạn chế. Số hộ nghèo toàn tỉnh tuy có giảm hàng năm nhưng vẫn còn ở mức cao. Đến cuối năm 2022, toàn tỉnh còn 11.735 hộ nghèo; trong đó, có 3.949 hộ nghèo không có khả năng lao động (chiếm tỷ lệ 3,56%), còn 2.518 nhà cần xây mới và sửa chữa. Công tác giảm nghèo chưa thực sự bền vững, còn nguy cơ tái nghèo.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng ban Chỉ đạo GNBV tỉnh Phan Ngọc Thọ Phan kỳ vọng, cuối năm nay tỉnh sẽ hoàn thành đề án, trình Trung ương để tiếp tục thực hiện các bước, sớm đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
Cùng dự hội nghị còn có hơn 300 đại biểu; trong đó, có các dòng họ, dòng tộc, người có uy tín |
Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới GNBV, “Dòng họ, làng, bản không có hộ nghèo” phải tập trung thực hiện đạt hiệu quả cao hơn nữa. Dòng tộc, dòng họ GNBV đã cụ thể hóa Nghị quyết 11 của Tỉnh ủy thời gian qua là cả sự quyết tâm lớn, sự đoàn kết, chung sức, đồng lòng để vươn lên trong cuộc sống của người dân.
Dù vậy, tỷ lệ hộ nghèo của huyện A Lưới vẫn còn cao một phần do đồng bào dân tộc thiểu số còn khó khăn, ý thức vươn lên của người dân chưa cao; còn có sự trông chờ, ỉ lại chính sách từ Nhà nước. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ mong rằng, nhận thức của người dân, các hộ nghèo cần phải có sự thay đổi, tự mình vươn lên. Mục tiêu xuyên suốt thời gian tới của cả hệ thống chính trị là xóa nhà tạm và hỗ trợ việc làm cho các hộ nghèo với những giải pháp hiện căn cơ, giảm nghèo theo tiêu chí, phương án thoát nghèo cho từng hộ lồng ghép các chương trình nông thôn mới; không để diễn ra tái nghèo; hạ tỷ lệ hộ nghèo xuống mức thấp nhất.